04:39 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cho nhập nội tạng động vật: Phá sức khỏe dân

Thứ sáu - 11/01/2013 09:03
Nội tạng chứa nhiều hàm lượng cholesterol; khả năng tồn dư các độc tố rất lớn, không tốt cho người tiêu dùng. Việc nhập nội tạng nếu không kiểm soát tốt, còn có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan.
Bộ NNPTNT vừa có Công văn số 79 do Thứ trưởng Vũ Văn Tám ký gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề xuất cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh. Nhiều nhà khoa học cho rằng, đề xuất trên của Bộ NNPTNT không thể chấp nhận được, vì sẽ góp phần gây hại sức khỏe của người dân trong nước.

Nhập do áp lực quốc tế?

Theo Bộ NNPTNT, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2007, số lượng thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu vào nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Trong đó, đã có nhiều loại nội tạng trắng như xách trâu, bò; dạ dày, tràng, ngẩu pín, tinh hoàn, mề gà được nhập về.

Sau đó, do phát hiện một số lô hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn 1152 ngày 7.7.2010 yêu cầu, Bộ NNPTNT tạm dừng kiểm dịch (tức không cho nhập khẩu) mặt hàng này và việc cấm nhập khẩu trên được duy trì đến tận thời điểm này. Tuy nhiên, không hiểu sao sau hơn 2 năm, đến ngày 8.1 vừa qua, chính Bộ NNPTNT lại có đề xuất Chính phủ cho nhập khẩu trở lại các loại nội tạng trên.

Giải thích cho đề xuất này, Bộ NNPTNT đã đưa ra 3 lý do chính, đó là: Các nước thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn đã… gây sức ép với Việt Nam khi cho rằng, nước ta đã vi phạm quy định của Hiệp định Kiểm dịch động, thực vật (SPS) khi cấm nhập nội tạng. Mặt khác, lượng nhập khẩu nội tạng trắng (nếu cho phép), cũng sẽ không lớn. Một lý do nữa, cũng được Bộ NNPTNT đưa ra là, năng lực kiểm soát ATTP đối với các sản phẩm động vật nhập khẩu của Việt Nam đã được nâng lên.

Để làm rõ hơn vấn đề này, ngay trong ngày hôm qua (10.1), báo đã trao đổi với Cục Thú y (Bộ NNPTNT). Đại diện Cục Thú y là ông Phùng Minh Phong - Trưởng phòng Kiểm dịch lý giải: "Hiện thị trường trong nước không thiếu nội tạng động vật, nhưng do liên quan đến vấn đề hợp tác quốc tế, nên Bộ NNPTNT mới đề xuất cho nhập khẩu trở lại nội tạng trắng. Còn cụ thể như thế nào, thì phải hỏi Vụ Hợp tác quốc tế".
 
Nội tạng lợn, gà là loại thực phẩm dễ gây ra nhiều dịch bệnh.

Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Văn Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NNPTNT) cũng thừa nhận, đúng là thị trường trong nước không thiếu nội tạng động vật. "Lý do vì sao chúng tôi đề xuất cho nhập khẩu nội tạng đã trình bày hết trong công văn gửi Phó Thủ tướng và chúng tôi cũng đang đợi Phó Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo" - ông Minh nói.

Theo số liệu của Cục Thú y, tổng số lượng nội tạng nhập vào Việt Nam… không lớn. Cụ thể, năm 2009 là 447,78 tấn, và 2010 là 22,57 tấn, chủ yếu từ Mỹ, Australia, Ba Lan…

Nhiều độc tố

Trước đề xuất khó hiểu trên của Bộ NNPTNT, PGS - TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam khẳng định: "Quan điểm của cá nhân tôi và Hội Chăn nuôi là, không nên cho phép nhập khẩu nội tạng". Lý do, theo ông Vang, nội tạng luôn chứa nhiều hàm lượng cholesterol; khả năng tồn dư các độc tố rất lớn, không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.

"Việc nhập nội tạng nếu không kiểm soát tốt, còn có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan cho gia súc, gia cầm, ảnh hưởng tới chăn nuôi trong nước"- ông Vang nói thẳng. Cũng theo ông Vang, trước khi đưa ra đề xuất nhập khẩu nội tạng, đáng lẽ Bộ NNPTNT cần hỏi ý kiến của người dân và nhà khoa học.

"Tôi khẳng định, nếu được hỏi, chắc chắn người dân và nhà khoa học đều phản đối, không đồng ý với quyết định cho nhập nội tạng" - ông Vang khẳng định thêm.

Sau đề xuất trên của Bộ NNPTNT, nhiều người dân tỏ ra bức xúc. Ông Nguyễn Văn Hoàng, ở Cầu Giấy (Hà Nội) nói: "Tôi thực sự không hiểu vì sao các nhà quản lý lại đề xuất đi nhập khẩu nội tạng, những thứ ở các nước phát triển họ không dùng, chỉ bỏ đi, thì mình lại nhập về ăn".

Còn ông Trần Văn Chiến - Chủ nhiệm HTX Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội cho biết: "Hiện HTX của chúng tôi mỗi một lứa chăn nuôi khoảng 170.000 con lợn. Khi xuất lợn, gà cho các lò mổ họ phản ánh lại, nội tạng tiêu thụ rất khó, thậm chí có thời điểm bán nội tạng cho những người nuôi cá sấu cũng vẫn ế. Nếu cho phép nhập khẩu, các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt có thể mang theo mầm bệnh vào trong nước, ảnh hưởng tới người chăn nuôi".

Trên thực tế, theo tìm hiểu, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ nhập khẩu cả nội tạng thối về để tiêu thụ. Chỉ tính riêng tại Lào Cai, năm 2011 đã xử lý 19 vụ phủ tạng động vật thối bị bắt giữ và xử lý với số lượng trên 1,3 tấn. Còn năm 2012, dù chỉ phát hiện 2 vụ nhập lậu nội tạng, nhưng số lượng phát hiện được lại lên đến 1,5 tấn.

Trả lời về việc, cơ quan chức năng có đủ năng lực để kiểm soát nội tạng nhập khẩu (nếu được cho phép), ông Hoàng Chính Phương - Phó Chi cục trưởng phụ trách - Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai cho biết: "Chức năng và nhiệm vụ của chúng tôi là chỉ kiểm soát ở cửa khẩu, còn kiểm dịch xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển lậu lại thuộc về các đơn vị khác".

Theo Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 32681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 210936

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60532893