23:56 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không ai có quyền bán hồ thủy lợi!

Thứ hai - 03/12/2012 20:29
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão Đăk Lăk khẳng định, theo quy định hiện hành, không có bất kỳ ai có quyền bán hồ thủy lợi. Việc làm này sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Tại buổi họp báo ngày 3.12 do UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức về việc Công ty TNHH MTV Cà phê Phước An sang nhượng 10 hồ đập cho cá nhân (NTNN vàDân Việt đã có loạt bài phản ánh), ông Trần Minh Thụy - Giám đốc Công ty cho biết, các hồ mà công ty ông sang nhượng đều lấy nước mạch, nước sinh thủy chứ không chặn bất kỳ sông suối nào cả. Hơn nữa hầu hết các hồ này đều có diện tích rất nhỏ, bình quân hơn 4ha/hồ, không biết có nên gọi là công tình thủy lợi hay không?

Ông Thụy cho rằng công trình thủy lợi phải được quy định cụ thể là có mực nước bao nhiêu, phải có kênh mương dẫn nước như thế nào… chứ không phải là các hồ đập mà công ty “ngẫu hứng” đắp để dùng. Thứ nữa, đây là công trình do công ty vay vốn ngân hàng để xây dựng chứ không phải là công trình thủy lợi trọng điểm. Vì thế, khi công ty không sử dụng nữa thì công ty buộc phải bán để thu hồi vốn.

Ngoài ra, ông Thụy còn cho rằng các hồ đập này sau khi được sang nhượng đã được người dân quản lý tốt hơn khi còn là tài sản của công ty. Ông Thụy khẳng định: Các hồ, đập là tài sản của công ty nên việc công ty mang nó sang nhượng để thu hồi vốn là không sai.

Do không được quản lý đúng quy trình nên rất nhiều hồ đập sau khi bị bán đã bị xuống cấp.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Tiến San - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão Đăk Lăk, công trình thủy lợi bao gồm hồ, đập chứa nước, cống, trạm bơm, kênh… tức bao gồm các hồ đập của Công ty Phước An. Ông San khẳng định, theo quy định hiện hành thì không có bất kỳ ai có quyền bán hồ thủy lợi. Theo ông San, việc làm này sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trên thực tế sau khi mua hồ của Công ty Phước An, người dân đã tự ý chắn tràn, đắp bờ. Việc làm này khiến cho dòng chảy của hồ bị chuyển hướng. Nếu vào mùa mưa lũ, nước tràn qua đập đất sẽ làm vỡ đập. Trong khi đó, sự cố vỡ đập thường xảy ra phản ứng dây chuyền (công trình bên trên bị vỡ sẽ kéo theo các công trình bên dưới bị vỡ), lúc này thì hậu quả của nó là không hề nhỏ.

Cũng theo ông San, toàn bộ các hồ đập này đúng ra phải được giao cho địa phương theo Quyết định 255/2003 của Thủ tướng. Nếu công ty cho rằng nguồn vốn đầu tư là của mình thì khi bàn giao về cho địa phương, tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ.

Liên quan đến vụ việc trên, chiều 3.12, ông Trần Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk cho biết, tỉnh đã giao cho thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra theo các thông tin báo chí đã nêu. Sau khi có kết quả thanh tra, tỉnh sẽ có kết luận cuối cùng và trả lời cơ quan báo chí.

(danviet.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60585028