20:19 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Hóa: Hiệu quả từ mô hình xã hội hóa vệ sinh môi trường

Chủ nhật - 02/12/2012 09:33
Hải Bình là 1 trong 15 xã của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) phát triển từ kinh tế biển, với hơn 30 doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất, chế biến thủy hải sản và thuộc khu quy hoạch kinh tế Nghi Sơn...tất cả đã tạo nên sức ép lớn về vấn đề môi trường.
 
 
Hải Bình ngày càng sạch hơn nhờ sự hiệu quả 
trong công tác bảo vệ môi trường
 
Từ thực tiễn khó khăn đó, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ xã đã tích cực tham mưu, tuyên truyền, đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo, hợp lý, tác động vào nhận thức của mỗi người dân, mỗi cơ sở sản xuất, chế biến... tạo thành phong trào tích cực trong công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường. Đến với Hải Bình, mang theo sự tò mò về một điển hình trong công tác bảo vệ môi trường của huyện Tĩnh Gia, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, dù đã đoán định trước được mục đích đến nhưng Hải Bình hiện ra trước mắt chúng tôi là một Hải Bình hoàn toàn khác, một Hải Bình xanh - sạch - đẹp, sầm uất như một đô thị thu nhỏ của Tĩnh Gia. Giao thông nông thôn được bê tông hóa hoàn toàn, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được xây mới khang trang, to đẹp, dịch vụ kinh tế nông thôn phát triển, các xưởng chế biến, tập trung hải sản luôn sạch sẽ...không còn đó - một Hải Bình nghèo và ô nhiễm môi trường như những năm trước. 
 
Trở lại quãng thời gian khoảng hơn 10 năm về trước. Cũng như bao xã ven biển khác của huyện Tĩnh Gia, Hải Bình với dân số đông, người dân chủ yếu sống bằng hoạt động đánh bắt, chế biến thủy hải sản, mỗi ngày lượng rác thải, nước thải đổ ra môi trường lên tới cả hàng chục khối, trong khi đó ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao, tâm lý lấy bờ sông, bến bãi làm nơi tập kết rác thải, đổ thải diễn ra phổ biến, đã để lại những hệ lụy khôn lường tác động đến sức khỏe của người dân,... trong khi dân số mỗi ngày một tăng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển, đó là vấn đề bức thiết đặt ra đối với tập thể cán bộ, đảng viên xã Hải Bình lúc bấy giờ.
 
Xuất phát từ thực tiễn đó, qua nhiều lần tham mưu, họp bàn lấy ý kiến của người dân, năm 1992, Hải Bình quyết định đưa ra phuơng án thành lập HTX môi trường với 7 người, có nhiệm vụ phối hợp với các thôn trong xã thu gom, vận chuyển rác thải từ các hộ gia đình, các cơ sở chế biến, sản xuất, các bến bãi tập kết thu mua thủy hải sản... đến bãi rác tập trung của xã. Ban đầu, do phong tục, tập quán của người dân chưa nhận thức được tác hại của môi trường đối với sức khỏe con người nên ý thức bảo vệ môi truờng còn yếu kém, hiệu quả của mô hình chưa cao, người dân vẫn còn xả rác bừa bãi... Để người dân hiểu tác hại của ô nhiễm môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi truờng một cách có ý thức, MTTQ xã, các chi hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân,... đã tích cực tuyên truyền, phổ biến đến từng thôn, từng hộ gia đình, tổ chức các cuộc thi, các đêm diễn văn nghệ hướng tới công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường trong làng, ngoài xóm. Từ đó tạo ra được phong trào thi đua trong toàn xã, nhận thức của mỗi người dân được thay đổi hoàn toàn, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi, xả thải, đổ thải nơi công cộng, bờ sông, bến bãi, đường làng ngõ xóm luôn phong quang, sạch đẹp.
 
Năm 2007, để hoạt động có hiệu quả hơn, xã đã chuyển giao công tác bảo vệ môi trường cho C.ty Xuân Thành Công đóng trên địa bàn tiếp quản và hoạt động. Kể từ khi công ty tiếp quản đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới (như: 30 xe đẩy rác, 3 xe vận tải chở rác, tăng số lượng công nhân lên 30 người, một  xe chuyên dùng trị giá 800 triệu đồng do tỉnh hỗ trợ, nhằm tăng cường công tác vận chuyển rác thải nhanh gọn...). "Bây giờ có xe thu gom  rác thải vào tận thôn, chúng tôi rất vui vì đường đất không còn ô nhiễm như trước, xưởng chế biến của chúng tôi cũng từ đó mà làm ăn tốt hơn, nhiều lao động hơn...”, chị Lê Thị Giang, chủ xưởng chế biến hải sản thôn Tiền Phong hào hứng chia sẻ.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Xuân Thước - Chủ tịch UBMTTQ xã cho biết: Với đặc điểm của xã ven biển, dân số đông, vấn đề môi trường luôn là vấn đề cấp thiết cần có sự chung tay của toàn thể nhân dân, tập thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu, dân làm theo là rất quan trọng. "Để đạt được những kết quả trên, công tác tuyên truyền vận động hết sức quan trọng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền để mọi chính sách, mọi hoạt động được hợp lý, theo tinh thần "dân biết, dân bàn” lấy lợi ích của người dân làm tôn chỉ hành động”, ông Thước khẳng định.  
Đình Giang
Theo Báo Đại đoàn kết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 341


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 629678

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70856993