Nhân dịp đầu xuân mới, PV NNVN có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh xung quanh thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM, năm 2014 sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, giá trị sản xuất tăng 6%, bằng 1,6 lần so mức tăng của cả nước.
Việc hàng loạt chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp sắp đi vào cuộc sống được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới, tạo nên những đột phá trong ngành này.
Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), song đánh giá một cách thực tế, khâu yếu nhất của Thủ đô vẫn là tiêu chí phát triển sản xuất. UBND thành phố Hà Nội đã lựa chọn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là "chìa khóa" trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô nhằm tạo ra đột phá.
Sau hơn 1 năm thực hiện, đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, ngổn ngang trước mắt.
Ngày 17/1, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình “cánh đồng lớn” (CĐL) ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bước qua giai đoạn 2: Xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu nhưng diện tích CĐL đến nay vẫn khá khiêm tốn so với diện tích canh tác lúa của vùng. Đó là chưa kể mối liên kết “4 nhà” trong mô hình còn nhiều bất cập.
Những ngày qua, nhiều nông dân ở Lâm Đồng đã phải đổ bỏ sữa nguyên liệu vì không được thu mua. Tình trạng này cũng đang có nguy cơ diễn ra đối với người nuôi bò tại Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội). Đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này? NTNN đã phỏng vấn ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT).
Yêu cầu ngành Nông nghiệp tiếp tục chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới; Đưa vào giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An đến năm 2030... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những ngày qua.
“Tính bền vững của tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa trên cơ sở nền tảng là nâng cao đời sống cho nông dân. Vấn đề này cần được xử lý ở cả tầm vi mô và vĩ mô”- TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (ảnh) - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã chia sẻ quan điểm như trên khi nói về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.
Trong năm 2015 nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông là tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2014, ngành chăn nuôi khởi sắc, sản lượng các sản phẩm chính đều tăng. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh năm 2010 đạt 151.392 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2013; tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp đạt 24,5%.
Ngay sau khi Đề án Tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2012, Vinafood 1 đã dồn sức cho việc thực hiện các nội dung của Đề án.
Năm 2015 và những năm tới, hệ thống khuyến nông toàn quốc sẽ phải thực hiện đổi mới toàn diện, cả về mục tiêu, về phương pháp và nội dung hoạt động để phục vụ cho chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cũng như các chương trình trọng tâm khác của ngành nông nghiệp.
Ngày 30/12, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội năm 2014.
Năm 2014 ghi dấu mốc quan trọng của ngành Nông nghiệp trong thực hiện Đề án tái cơ cấu với việc xuất hiện những “hình mẫu” của ngành Nông nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, rất nhiều cơ hội và cả thách thức đặt ra cho ngành Nông nghiệp nước nhà.
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2014, ngành nông nghiệp tiếp tục gặt hái nhiều thắng lợi trên mọi lĩnh vực, lấy lại đà tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Điều đáng ghi nhận là công cuộc tái cơ cấu ngành đã ghi được những dấu ấn quan trọng.
Sáng 25/12, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động, xây dựng kế hoạch năm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng đã đến lúc nông nghiệp lấy lại đà hồi phục sau giai đoạn khó khăn, suy giảm để hướng tới tăng trưởng chất lượng.
Ngành nông nghiệp đã xác định mục tiêu ưu tiên và định hướng đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị.
Trong gần 30 năm đổi mới, ngành Nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ và trở thành ‘bà đỡ” cho nền kinh tế cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Việt Nam, một trong những vấn đề đặt ra hiện nay là phải tăng cường mở rộng tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bài viết đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp các tổ chức tín dụng mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn.