Sau 1 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, toàn ngành đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng: “Người ta nói nông nghiệp thì khó làm giàu được. Nhưng chúng ta có thể làm giàu được bằng nông nghiệp”.
Ngày 17-5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức sơ kết thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và chỉ đạo Hội nghị.
UBND huyện Thạch Hà vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả bước đầu trong việc thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong vụ xuân 2014 ở xã Thạch Ngọc.
Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao (CNC) là hai nội dung quan trọng nhất trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch triển khai tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020.
Tại Hội thảo phát triển mô hình nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao sáng 15/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh, Việt Nam không thể nói mãi với thế giới rằng, nông nghiệp Việt Nam tuy nhỏ nhưng đẹp. Điều cấp bách hiện nay là tái cơ cấu nông nghiệp phải trở thành cuộc cách mạng.
Những ngày này, người làm công tác khuyến nông tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ái ngại nhất là nghe nông dân than: “Các ông chỉ mần cái chi đi, không là tui đi Bình Dương đó”…
Những lý do làm cho nông dân nghèo, giá nông sản thấp và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu có thể kể: không có ai giúp nông dân đi bán hàng, không có nhiều công ty nông nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp và không có ai bày cho nông dân biết chuyện làm ăn…
Sự mạnh dạn chuyển đổi từ cây trồng truyền thống sang trồng ngô đã mang lại cho nông dân những vụ mùa bội thu và hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh.
Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dântrồng lúa ở ĐBSCL gặp khó khăn, Chính phủ, Bộ NN-PTNT cùng nhiều chuyên gia xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở khu vực này là vấn đề rất cần thiết. Vừa qua, tại Tiền Giang, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp (ngô) và cây rau màu tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Cả nước có gần 25 triệu lao động nông nghiệp trực tiếp làm việc ở nông thôn, nhưng mới chỉ có 5 triệu người qua đào tạo (đạt 20%).
Quy hoạch, khuyến nông và thu mua sản phẩm đầu ra là 3 vấn đề nóng được bàn tới khi chuyển đổi từ trồng cây lúa sang những cây màu khác tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 24 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa chỉ có lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng/ha.
Từ vị trí là trụ đỡ cho nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang trạng thái cần được tiếp sức.
39 năm sau khi đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, ngành Nông nghiệp đã đạt được sự phát triển thần kỳ.
Trong liên kết “4 nhà” (nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân), Nhà nước đóng vai trò cầu nối gắn kết nông dân-doanh nghiệp (DN) và “đặt hàng” cho nhà khoa học nghiên cứu, sáng chế các tiến bộ kỹ thuật, giống lúa mới đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đồng thời, đề ra những chủ trương, chính sách định hướng giúp ngành lúa gạo phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Để phát huy vai trò “đầu tàu” trong liên kết cần sự thống nhất về chủ trương và quyết sách kịp thời của nhà nước.
Nâng cao hiệu quả ngành thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục định hướng chuyển dần phương thức chăn nuôi của Việt Nam từ nông hộ sang trang trại.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, cả nước đã hoàn thành cơ bản hệ thống các cơ chế, chính sách. Công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, đội ngũ cán bộ xây dựng NTM đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, cần có biện pháp cụ thể để xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.