00:52 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết sản xuất - không lo rau ế

Thứ ba - 17/06/2014 05:38
Suốt thời gian qua, nước ta đã xuất hiện tình trạng, rau quả sản xuất ra nhiều nhưng lại tắc đầu ra, nhất là trong bối cảnh thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất. Đó chính là nội dung Diễn đàn hợp tác phát triển ngành rau, hoa, quả Việt Nam- Hà Lan (ngày 16.6, tại Hà Nội).

Trồng ớt theo tiêu chuẩn VietGAP tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

Tăng sản lượng rau lên 22,8 triệu tấn

Ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, sản xuất rau của Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2013, diện tích gieo trồng rau cả nước đạt khoảng 834.500ha (tăng 11.900ha so với năm 2012); năng suất ước đạt 177,5 tạ/ha (tăng 5,53%); sản lượng ước đạt 14,5 triệu tấn (tăng 7,2%).

Đối với các cây ăn quả, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động, cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nhà nước nên diện tích tăng khá nhanh, từ 696.600ha năm 2001 tăng lên 781.400ha năm 2012.

Đặc biệt, diện tích rau quả sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành tốt (GAP) có chứng nhận tăng dần. Đến tháng 12.2013, có khoảng 14.500ha được chứng nhận VietGAP, trong đó riêng thanh long của Bình Thuận là trên 7.000ha. Ngoài ra, khoảng 10.000ha sản xuất an toàn theo hướng VietGAP, trong đó vải thiều Bắc Giang là 6.500ha. Có gần 500ha rau, quả được chứng nhận GlobalGAP (tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế)…

Theo ông Định, mục tiêu đặt ra là đến năm 2015, diện tích sản xuất rau các loại đạt khoảng 365.000ha và diện tích rau vụ đông 1 triệu ha với sản lượng 16,5 triệu tấn (phấn đấu đến năm 2020 đạt 17,3 triệu tấn). Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ NNPTNT đang triển khai các giải pháp thâm canh tăng năng suất.

Đối với cây ăn quả, diện tích bố trí năm 2015 là 850.000ha, nâng sản lượng trái cây khoảng 11,3 triệu tấn vào năm 2020. Đồng thời, tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và và chất lượng từ 25% hiện nay xuống dưới 15% trong vòng 10 năm tới.

Tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu

Mặc dù ngành rau quả của nước ta đã có những thành tựu đáng kể, nhưng theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện nay sản xuất các mặt hàng rau quả xuất khẩu của nước ta giá thành vẫn còn rất cao, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún… Nên rất mong với sự hợp tác từ Hà Lan sẽ sớm triển khai được các dự án liên kết thành vùng sản xuất lớn nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành rẻ, tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng rau quả của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Việt Nam coi rau hoa quả là cây trồng mũi nhọn để chuyển dịch cơ cấu, đem lại hiệu quả ngày càng cao cho người nông dân. Những năm gần đây, diện tích trồng ngày càng phát triển và chuyên canh hơn, sản xuất được nhiều loại đặc sản chất lượng cao, ngoài đáp ứng trong nước còn tăng cạnh tranh ở nước ngoài như Mỹ, EU, Úc, New Zealand...”.

Ông Phát cho biết, đến nay rau quả Việt Nam đã có mặt ở 40 thị trường trên thế giới, được đánh giá tốt, với kim ngạch xuất khẩu tăng 30% mỗi năm và năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn còn ở dưới tiềm năng, việc xác định quy chuẩn nhất là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm còn kém. “Muốn khắc phục những hạn chế này, cần sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý nhà nước và chính người nông dân” - ông Phát cho biết.

Bà H.E.Ms Sharon Dijksma - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết, dự báo đến năm 2050 thế giới có khoảng 9 tỷ người, nên chúng ta cần tăng cường sản xuất nông nghiệp lên 70%. Hà Lan đang đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao năng suất lao động, chống được dịch bệnh. Hà Lan là nước xuất khẩu rau quả đứng đầu thế giới với ngành sản xuất rau quả sử dụng phương pháp sản xuất hiện đại… Hy vọng sẽ có những hợp tác giúp ngành sản xuất rau quả của Việt Nam có tăng trưởng mạnh trong tương lai.

“Hà Lan sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam chọn tạo các giống rau, củ quả trồng trong điều kiện nhà kính: Dưa chuột, cà chua, xà lách, ớt ngọt, củ cải…, ngoài ra, sẽ hỗ trợ Việt Nam các phương pháp mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến để góp phần nâng cao sản lượng rau quả, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh, trước mắt sẽ thực hiện ở các loại hoa quả như thanh long” - bà H.E.Ms Sharon Dijksma nói.

Tại diễn đàn này, đại diện Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NNPTTN Cao Đức Phát đã ký kết biên bản ghi nhớ hệ thống kiểm dịch thực vật với Bộ trưởng Nông nghiệp Hà Lan- bà Sharon Dijksma. Hai bên sẽ đẩy nhanh sự phát triển ngành sản xuất rau trong nhà kính tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng); Hà Lan cam kết sẽ xây dựng năng lực cho nông dân, học sinh và doanh nghiệp tham gia vào ngành trồng trọt rau quả; cung cấp kiến thức và hỗ trợ tài chính cho nông dân để đầu tư vào công nghệ nhà kính hiện đại…
Theo Danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 290


Hôm nayHôm nay : 33856

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1171960

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71399275