13:31 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bức tranh nông thôn mới ven sông Đà

Chủ nhật - 17/03/2013 20:42
Được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới của tỉnh, cấp ủy, chính quyền xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ xác định chương trình nông thôn mới là cơ hội thu hút mọi nguồn lực, huy động sự đóng góp của người dân để nâng cao mức sống và thay đổi tư duy tập quán sản xuất kinh doanh cũ, lạc hậu của nhân dân.

 

Thuận lợi hơn các xã khác trong huyện bởi ngay khi bắt đầu triển khai chương trình, xã đã có 5 tiêu chí đạt và vượt so với tiêu chí chuẩn là: Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn; có HTX hoạt động hiệu quả; các tiêu chí văn hóa, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi song bắt tay vào triển khai chương trình nông thôn mới, Đồng Luận cũng gặp không ít khó khăn bởi khả năng khai thác đất đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp còn yếu, chưa quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hóa, giao thông và mương máng nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu, giá trị sản phẩm/ha còn thấp so với tiềm năng, diện tích đồi vườn chưa kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô lớn. Địa điểm chợ có khả năng mở thành trung tâm dịch vụ thương mại lớn cho cả vùng nhưng chưa được quan tâm đầu tư quy hoạch. Ông Phạm Hồng Tuyển, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Những ngày đầu triển khai chương trình chúng tôi lo lắm bởi trong số 14 tiêu chí còn lại không biết có đạt được không. Vừa làm vừa tuyên truyền để nhân dân nhận thấy lợi ích của chương trình đồng thời đề ra các giải pháp chủ yếu thực hiện tốt chương trình đến nay chúng tôi đã được 17/19 tiêu chí, 2 tiêu chí còn lại là chợ nông thôn và môi trường chúng tôi đang hoàn thiện để về đích đúng quy định.

Cũng giống như Đồng Luận, diện mạo các làng quê ven sông Đà có nhiều đổi thay khi thực hiện chương trình nông thôn mới. Sau hai năm thực hiện chương trình đến nay 14/14 xã trong huyện đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt đề án kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn  2011- 2015 và 100% số xã đã tổ chức hội nghị mở rộng công khai đề án. Hết năm 2012, toàn huyện đã có một xã đạt 17-19 tiêu chí là Đồng Luận; 3 xã đạt 13- 16 tiêu chí là Trung Nghĩa, Thạch Đồng và  Xuân Lộc; 3 xã đạt 10- 12 tiêu chí là Tu Vũ, Đoan Hạ, Yến Mao; 7 xã đạt 5-7 tiêu chí, không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Nhờ chương trình nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ở nhiều làng quê như Đồng Luận, Tu Vũ, Yến Mao, Trung Nghĩa, Thạch Đồng, Xuân Lộc... đã được thay da đổi thịt, những trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, nhà điều hành, các phòng học chức năng, trạm y tế, đường GTNT, đường liên thôn, đường nội đồng, công trình kênh tiêu ở 9 xã (Tu Vũ, Yến Mao, Trung Nghĩa, Đồng Luận, Hoàng Xá, Đoan Hạ, Tân Phương, Thạch Đồng, Xuân Lộc) đã được thi công, nhiều công trình hạng mục đã hoàn thiện đưa vào sử dụng. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao năng lực HTX được triển khai có hiệu quả.
 
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Thanh Thủy đã thu hút được đông đảo người dân đồng thuận tham gia thông qua việc hiến đất để xây dựng các công trình. Cùng với các nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện, vốn ngân sách trực tiếp từ chương trình NTM, vốn lồng ghép các chương trình khác, vốn của các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn, người dân các xã trong huyện đã đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực vào xây dựng NTM ở địa phương bằng các việc làm cụ thể như: Hiến đất để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình với trên 1200 hộ tham gia hiến 30.317m2 đất với tổng giá trị ước khoảng 5,5 tỷ đồng.
 
Chương trình NTM ở Thanh Thủy đã góp phần cho kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Năm 2013, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đề ra mục tiêu đưa các xã Thạch Đồng, Trung Nghĩa, Tu Vũ cơ bản đạt xã nông thôn mới, đồng thời phấn đấu phát triển sản xuất, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững để bức tranh nông thôn mới ven bờ sông Đà ngày càng tươi sáng hơn.
 
Sau hai năm triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bức tranh nông thôn ở các làng quê ven bờ sông Đà đã có sự đổi thay rõ nét. Cùng với sự thay da đổi thịt đó là sự đổi mới nếp nghĩ, cách làm của các cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở cũng như nhận thức của người dân nên đời sống của người dân huyện Thanh Thủy đã có nhiều thay đổi.

Theo Phutho Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 349

Máy chủ tìm kiếm : 46

Khách viếng thăm : 303


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1064128

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71291443