14:41 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các địa phương tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 30/01/2014 02:16
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, mang tính tổng hợp và toàn diện, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Nhằm tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương trong cả nước đã đề ra các giải pháp cụ thể để huy động các cấp, các ngành cùng nhân dân thực hiện có hiệu quả chương trình này.

Hội Nông dân Hà Nội tiếp tục chủ động xây dựng các chương trình phối hợp với các ngành, các cấp trên địa bàn thành phố nhằm tập trung mọi nguồn lực, phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, Hội Nông dân thành phố tập trung phối hợp với các ban, ngành và UBND để thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nông thôn Thủ đô; tăng cường xây dựng và ký các chương trình phối hợp với các sở, ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị; đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, quận, thị, Hội chủ động tích cực triển khai thực hiện các chương trình phối hợp đạt hiệu quả cao nhất; phấn đấu 100% các xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới đạt cơ sở Hội Nông dân vững mạnh.

Theo Hội Nông dân Hà Nội, thời gian qua, nhằm phát huy vai trò nòng cốt, chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân Hà Nội đã tích cực thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Các cơ sở Hội đã giúp hàng chục nghìn hộ hội viên nông dân được vay vốn triển khai sản xuất, kinh doanh dịch vụ để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Đến nay, nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân Hà Nội đã đạt hơn 277 tỷ đồng, giúp hơn 54.000 hộ hội viên nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Hội cũng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất mới; phối hợp với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến thương mại, giúp nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ nông nghiệp.

* Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung mọi nguồn lực cho việc xây dựng nông thôn mới. Đến nay, sau một năm bắt tay thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, vùng nông thôn Triệu Phong đã có bước khởi sắc.

Toàn huyện đã có 3 xã đạt 7/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 8 xã đạt trên 5/19 tiêu chí, tổng thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2011 đạt 13,7 triệu đồng/năm. Hiện tại, ngoài xã Triệu Trạch được tỉnh Quảng Trị chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới, huyện Triệu Phong chọn thêm 5 xã khác là Triệu Đông, Triệu Thành, Triệu Phước, Triệu An và Triệu Thuận làm xã điểm để triển khai xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới được huyện Triệu Phong xem là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Huyện uỷ Triệu Phong đã có Nghị quyết 04 về xây dựng nông thôn mới, nhằm cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng về chương trình xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết đưa ra mục tiêu xây dựng nông thôn huyện Triệu Phong có nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ cấu hợp lý; phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ,... Trong đó, đến năm 2015, huyện phấn đấu có 20-30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; các xã còn lại duy trì vững chắc các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đến năm 2015 đạt thêm từ 5-6 tiêu chí trở lên về xây dựng nông thôn mới.

Để đạt các chỉ tiêu đề ra, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể đang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ và toàn thể các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công cuộc xây dựng nông thôn mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã đảm bảo đúng tiến độ thời gian đề ra; huy động tốt các nguồn lực, các chương trình, dự án để đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh ở nông thôn...

 

 

Huy động mọi nguồn lực để tập trung phát triển kết cấu hạ tầng
cho nông thôn mới (Ảnh: PC)


* Tỉnh Kiên Giang đã phát động phong trào đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2012 gắn với xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

 

Theo đó, vốn Nhà nước đầu tư 50%, vận động tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế 20% và nhân dân đóng góp 30%. Ở những địa phương mà người dân chưa có điều kiện đóng góp, Nhà nước bảo lãnh cho vay 3 năm, với lãi suất theo phân kỳ năm đầu tiên 0%, năm thứ hai hỗ trợ 50% và năm thứ ba là 30%.

Kinh nghiệm rút ra sau 3 năm triển khai thực xây dựng nông thôn mới của Trung ương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Kiên Giang cho rằng, xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp có liên quan đến nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Vì vậy, cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để mọi cấp, mọi ngành và người dân nhận thức đúng đắn, sâu sắc về tầm quan trọng của chương trình, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng xã hội; đặc biệt, phải xác định rõ vai trò chủ thể của người dân, phát huy dân chủ, minh bạch, công khai mới huy động được sức dân. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cần quan tâm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, phát động người dân hưởng ứng phong trào thi đua tự giác chỉnh trang nơi cư trú, giữ gìn vệ sinh môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

* An Giang phấn đấu đến năm 2015 có 25% số xã và đến năm 2020 có 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh An Giang đã triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” với phương châm “Phát huy nội lực, sức mạnh của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội " bằng Kế hoạch số 06/KH-UBND.

Theo đó, ngay từ bây giờ các huyện tiến hành phát động sớm phong trào thi đua sâu rộng trong quần chúng nhân dân, tập trung tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, các ngành, các cấp, tuyên truyền theo giới: thanh niên, phụ nữ, tôn giáo, dân tộc để nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng trong xây dựng nông thôn mới; phối hợp các ngành các cấp chọn các nội dung và biện pháp thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Ngoài nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ đầu tư theo kế hoạch hàng năm, tập trung lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn vốn hợp pháp và vận động nhân dân đóng góp với tinh thần tự nguyện để xây dựng nông thôn mới.

* Tỉnh Cà Mau đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ xây dựng 22 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới theo quy định của Chính phủ. Trong đó, Cà Mau chọn 4 tiêu chí bắt đầu cho việc xây dựng xã nông thôn mới là cầu, đường, trường, trạm vì đây là cơ sở hạ tầng quan trọng để tập trung mọi nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Trong năm 2012, Cà Mau sẽ hoàn tất hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn trên tất cả các tuyến đường, bảo đảm cho ô tô về tới trung tâm xã. Đối với những cây cầu, đường thuộc diện Trung ương quản lý, tỉnh sẽ chủ động phối hợp với bộ, ngành liên quan để tiến hành đầu tư theo quy hoạch đã được duyệt .

Trước hết, xã nông thôn mới phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: Cầu, đường giao thông, trường học, trạm y tế. Vì vậy, hiện nay tỉnh Cà Mau tập trung đầu tư xây dựng trên 2.000 cây cầu, trên 200 tuyến đường giao thông nông thôn. Riêng cơ sở hạ tầng cho giáo dục và y tế về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là hệ thống trạm y tế xã đều đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, địa phương sẽ tiếp tục huy động từ nhiều nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống giáo dục và y tế xã./.

 

Phạm Cường (tổng hợp)
Nguồn dangcongsan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chương trình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 480628

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70707943