04:52 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách làm giao thông - thủy lợi ở Tân Hòa

Thứ tư - 11/03/2015 22:12
Từ nguồn vận động xã hội hóa, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A đã triển khai thực hiện thành công nhiều công trình giao thông nông thôn, thủy lợi quan trọng, góp phần phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân địa phương.

Xây dựng cầu, đường bằng nguồn tài trợ

Tuyến đường bê tông, mặt rộng 3,5m đạt chuẩn nông thôn mới được đầu tư nâng cấp, mở rộng trên nền tuyến hương lộ 12, cặp kênh xáng Xà No, đoạn đi qua địa bàn ấp 4A đã đưa vào sử dụng nhiều tháng qua. Tuyến đường tuy dài 300m nhưng nó đã kịp thời giải quyết tốt nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa hàng ngày cho người dân trong và ngoài địa bàn. Ông Trần Văn Tám, ngụ ấp 4A, khẳng định: “Tuyến đường được đưa vào sử dụng hồi cuối năm vừa qua, chấm dứt nỗi bức xúc về chuyện đi lại khó nhọc của người dân sở tại. Bởi trước đây, bề mặt đoạn đường hiện hữu chỉ rộng có 2m, lại thêm xuống cấp trầm trọng nên tiềm ẩn nguy cơ lưu thông mất an toàn đối với người đi đường”.

Khâu tưới tiêu trong cánh đồng lúa rộng 46ha ở ấp 2B luôn được chủ động.

Ông Lê Văn Tiền, cán bộ Kế hoạch, Kinh tế Hợp tác xã Tân Hòa, thông tin: Tổng kinh phí đầu tư đoạn đường kể trên gần 270 triệu đồng đều được thực hiện từ nguồn vận động xã hội hóa. Chưa kể nguồn vận động nhân dân hiến đất đai, vật kiến trúc, lẫn công sức, tiền bạc để đắp taluy trước khi hoàn thiện mặt đường. Đặc biệt là tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư đáng kể bằng cách bỏ qua khâu thuê mướn thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công. Nhưng không vì thế mà chất lượng công trình không đảm bảo. Vì trong suốt quá trình thực hiện luôn có sự giám sát chặt chẽ bởi chính người dân trực tiếp thụ hưởng và đơn vị tài trợ xây dựng công trình.

Ngoài ra, phương thức xây dựng cầu cũng được chính quyền xã thực hiện tương tự như các tuyến lộ nông thôn khác. Theo đó, 100% kinh phí thực hiện đều do các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp tài trợ. Nhất là đến nay, địa phương đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu, khối lượng cầu, đường xây dựng mới, kể cả duy tu, sửa chữa mà huyện giao trong Chiến dịch giao thông - thủy lợi và trồng cây năm 2015. Theo ông Trần Văn Tám, chính nhờ phương thức thực hiện linh hoạt, cùng sự tranh thủ nguồn lực xã hội hóa của chính quyền địa phương mà người dân mới có khả năng, điều kiện tham gia đóng góp cùng với Nhà nước xây dựng hệ thống cầu, đường nông thôn trên địa bàn xã ngày càng thông thoáng hơn.

Vận động sức dân khép kín đê bao

Xác định thủy lợi là khâu đột phá đối với quá trình canh tác của bà con nông dân nên không đơn giản là nạo vét hệ thống kênh, mương nội đồng là đủ mà địa phương còn quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp tiền bạc khép kín đê bao đảm bảo chủ động tưới tiêu cho cả 3 vụ lúa trong năm. Hiện nay, cách làm này đang phát huy hiệu quả tích cực trên một số cánh đồng lúa của xã Tân Hòa. Trong đó phải kể đến cánh đồng lúa nằm trong khuôn bao khép kín rộng 46ha, với 23 thành viên tham gia ở ấp 2B. Bước đầu, khuôn bao khép kín nơi đây đã hình thành phương thức sản xuất lúa theo hướng cánh đồng lớn.

Trước hết là khâu bơm tát, gieo sạ đồng loạt được thực hiện trên cùng loại giống. Đáng kể là đến cuối vụ, công tác thu hoạch tập trung diễn ra nhanh chóng bằng máy gặt đập liên hợp. Qua đó đã góp phần tiết giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận đáng kể trên cùng diện tích canh tác. Ông Nguyễn Thành Tâm, có 1,5ha đất lúa nằm trong khuôn bao khép kín ở ấp 2B cho hay: Nhờ đê bao hoàn chỉnh mà bà con đều chủ động xuống giống và thu hoạch sớm hơn vụ Đông xuân trước. Ngoài năng suất bình quân đạt từ 1,2-1,3 tấn/công (tầm lớn), thì vụ Đông xuân 2014-2015, mỗi héc-ta, người dân có thể tiết giảm chi phí bơm tát, thu hoạch hàng trăm ngàn đồng. Còn thương lái thì đưa ghe đến tận ruộng cân lúa, không cần thông qua “cò”.

Chủ tịch UBND xã Tân Hòa Bùi Thanh Như cho biết: “Thời gian tới, bên cạnh tranh thủ nguồn lực xã hội hóa để xây dựng đường sá, địa phương sẽ tiếp tục đầu tư khép kín thêm nhiều khu vực canh tác để từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa và phục vụ sản xuất nông nghiệp thế mạnh của địa phương. Trước mắt, đơn vị sẽ phấn đấu triển khai thực hiện phần nâng cấp, mở rộng thêm một số đoạn đường trên địa bàn mà người dân đang gặp bức xúc; cũng như vận động người dân đóng góp kinh phí nhân rộng mô hình đê bao khép kín ra nhiều hơn nữa so với chỉ tiêu chiến dịch giao thông - thủy lợi mà huyện đã giao cho xã thực hiện trong năm nay.

Chỉ tính riêng 3 năm trở lại đây, xã Tân Hòa đã tranh thủ vận động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện phần khối lượng cầu, đường nông thôn và diện tích đê bao khép kín đều đạt và vượt so với chỉ tiêu huyện giao. Nhất là liên tiếp 3 năm liền, Tân Hòa luôn nằm trong top 3 đối với phong trào thi đua phát triển giao thông - thủy lợi và trồng cây xanh ở huyện Châu Thành A.

 

Theo: baohaugiang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 114


Hôm nayHôm nay : 27011

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1190072

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72872781