12:16 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chặng đường đầy gian nan, thử thách

Chủ nhật - 17/03/2013 12:04
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Nhiều người xem đây là một cuộc cách mạng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Vì mục tiêu mà chương trình hướng tới hết sức toàn diện và cụ thể trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, với tỉnh đặc biệt khó khăn như Điện Biên thì xây dựng NTM là cả chặng đường đầy gian nan, thử thách...
Bài 1: Nhịp sống mới trên những vùng quê
Với người dân trong tỉnh, giờ đây cụm từ NTM không còn lạ lẫm như khi mới bắt tay vào thực hiện. Chính vì vậy, không chỉ nhiệt tình góp công sức, hiến đất làm đường, chung tay xây dựng NTM mà còn tích cực áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần quan trọng đổi thay diện mạo NTM, đem lại cuộc sống mới ấm no...
Nông dân xã Thanh Chăn nuôi gà an toàn sinh học đem lại hiệu quả cao.
Tự tin đi tới
Về Thanh Chăn - 1 trong 11 xã điểm NTM do Ban Bí thư Trung ương Đảng lựa chọn xây dựng mô hình điểm đại diện cho nông thôn vùng Tây Bắc, chúng tôi cảm nhận được đời sống của người dân nơi đây ngày càng khởi sắc. Hệ thống hạ tầng cơ sở khang trang, rộng rãi, vườn cây ăn quả, ruộng lúa xanh tươi đầy sức sống, thể hiện sự ấm no của vùng nông thôn trù phú. Dẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình kinh tế của xã, ông Cà Văn Pánh, Chủ tịch UBND xã Thanh Chăn tâm sự: Bắt tay vào xây dựng NTM, cuộc sống của bà con còn rất nhiều khó khăn. Nên điều mà chính quyền địa phương trăn trở nhất đó chính là dù hạ tầng cơ sở có to đẹp, đàng hoàng nhưng bà con vẫn đói nghèo, lam lũ thì chẳng thể xây dựng thành công chương trình NTM chứ chưa nói đến việc xây dựng thành mô hình điểm cho NTM của cả vùng Tây Bắc. Bởi vậy, Thanh Chăn luôn xác định là phải áp dụng tiến bộ KHKT; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, cải thiện và nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống cho bà con. Từ những mô hình sản xuất của Viện Khoa học miền núi phía Bắc, các mô hình sản xuất giống lúa mới thay thế cho giống lúa cũ đã thoái hóa được bà con đưa vào sản xuất hiệu quả; các mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu; trồng chè... được tổ chức thực hiện không chỉ giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập mà còn góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi nghề tại địa phương. Bên cạnh đó, các loại hình phát triển kinh tế, như: HTX Thủy sản Thanh Chăn, HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Chăn - nơi giúp xã viên góp vốn, tư liệu phát triển sản xuất, đa dạng hóa và chuyên môn hóa ngành nghề mà còn là điểm đến của người dân trong việc tham quan, học hỏi kinh nghiệm, phát triển nhân rộng... Từ những mô hình sản xuất thí điểm đã đem lại hiệu quả kinh tế, bà con trực tiếp được hưởng lợi nên càng hăng hái chung tay góp sức xây dựng NTM. Với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và địa phương, sự đồng lòng, chung sức từ chính người dân là động lực quan trọng để Thanh Chăn từng bước hoàn thành các tiêu chí theo Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM. Thanh Chăn đã giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo (chiếm 8% hộ nghèo), không còn nhà tranh, nhà tạm và những con đường liên thôn, bản được bê tông hóa ngày càng dài hơn, khang trang, sạch sẽ hơn...
Với Búng Lao - 1 trong 2 xã được huyện Mường Ảng lựa chọn xây dựng điểm mô hình NTM Theo quyết định của Chính phủ. Sau 2 năm triển khai, đến nay diện mạo của một xã nông thôn miền núi cũng thay da đổi thịt từ sự đầu tư hạ tầng cơ sở, hỗ trợ phát triển sản xuất. Các mô hình sản xuất, như: trồng cây ăn quả, đưa các giống lúa lai vào sản xuất... đem lại hiệu quả tích cực, góp phần giúp người dân đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập. Trực tiếp hưởng lợi từ nguồn lực đầu tư xây dựng NTM, người dân xã Búng Lao hăng hái góp sức, hiến đất làm đường giao thông, làm trường học, xây dựng công trình thủy lợi...
Điện Biên có 98 xã đăng ký xây dựng NTM. Mỗi địa phương có điều kiện đặc thù và trong quá trình xây dựng có những khó khăn riêng. Song xã định xây dựng NTM là để làm giàu, thay đổi cuộc sống, nhận thức… nên dù gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng chung ý chí quyết tâm thực hiện NTM.
Tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống
Xác định tiêu chí về tỷ lệ đói nghèo vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng NTM, nhất là với tỉnh đặc biệt khó khăn như Điện Biên. Chính vì lẽ đó, tỉnh ta không chỉ quan tâm phát triển hạ tầng cơ sở, mà nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân được đặc biệt chú trọng. Minh chứng cho điều đó, hơn 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, các quy hoạch trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản... trên địa bàn đã cơ bản được xây dựng và phê duyệt. Đây chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch sản xuất trung và dài hạn. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: lúa đặc sản (huyện Điện Biên), cà phê (Mường Ảng), chè (Tủa Chùa). Cây cao su được triển khai phát triển tại các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé và TP. Điện Biên Phủ. Đẩy mạnh đầu tư chuyển giao tiến bộ KHKT trong sản xuất đến với người dân từ khai hoang, tăng vụ, hỗ trợ phát triển sản xuất, thâm canh, tăng vụ... góp phần quan trọng nâng cao diện tích sản xuất, năng suất, sản lượng cây trồng nói chung, cây lương thực nói riêng.
Ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cho biết: Với việc tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất nhằm nâng cao cuộc sống, giảm tỷ lệ đói nghèo cho người dân, Ban Chỉ đạo xác định tập trung đầu tư hỗ trợ trực tiếp để bà con phát triển sản xuất và đa dạng hóa các mô hình phát triển kinh tế. Từ đó khuyến khích, tạo động lực giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được thử nghiệm, mở rộng trong sản xuất bằng nhiều hình thức, như: tập huấn cho nông dân gắn liền với xây dựng các mô hình trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi... bằng cách lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau. Qua đó, người nông dân từng bước tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo ra những chuyển biến mới trong nông - lâm nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ tính trong năm 2012, các xã đã thành lập mới 4 hợp tác xã, 22 tổ hợp tác, mở 37 lớp đào tạo nghề cho 1.235 lao động, triển khai 68 lớp chuyển giao KHKT cho 2.734 người và thực hiện 35 mô hình sản xuất hiệu quả.
Với việc tập trung triển khai nguồn vốn đầu tư những mô hình sản xuất cụ thể và có cách thức tổ chức thực hiện phù hợp, cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh còn trên 43,6% cộng với những khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển có tầm chiến lược, nếu không có sự trợ lực kịp thời từ nhiều phía, thì việc cán đích theo Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM vẫn còn là bài toán khó.
Theo baodienbienphu.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 769


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1526088

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74573059