14:24 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chợ Lách: Ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thứ hai - 17/02/2014 20:13
Với mục tiêu xóa bỏ vườn tạp, chuyển hướng sang chuyên canh các loại cây ăn trái có hiệu quả, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Lách đã đẩy mạnh và thực hiện thành công chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, là một điển hình.

Là vùng thuần nông, ấp có hơn 115,8 hécta diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 85,4ha. Tuy nhiên, 70% diện tích đất nông nghiệp là vườn tạp, đất hoang hóa, thường xuyên bị ảnh hưởng triều cường vào mùa mưa nên kinh tế vườn của địa phương kém phát triển. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyên canh các loại cây ăn trái có hiệu quả cao, vào khoảng năm 2000 – 2002, nhiều hộ dân nơi đây đã phá bỏ vườn tạp, cải tạo đất hoang để trồng các loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

Ông Đặng Văn Dũng – Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tham quan mô hình trồng sầu riêng ở ấp Trung Hiệp. (Ảnh: CK)

Ông Đặng Văn Dũng – Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tham quan mô hình trồng sầu riêng ở ấp Trung Hiệp. (Ảnh: CK)

 

Đến năm 2013, người dân ấp Trung Hiệp đã chuyển đổi hơn 80% diện tích đất vườn kém hiệu quả sang trồng chuyên canh cây ăn trái, trong đó diện tích sầu riêng bí rợ, monthong và Ri6 đạt 45 ha, chiếm hơn 50% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nhờ đó, nhiều nông hộ đã thoát nghèo, một số vươn lên làm giàu, ổn định kinh tế, góp phần nâng thu nhập trên diện tích đất canh tác năm 2013 của ấp đạt hơn 80 triệu đồng/ha, tăng hơn 30 triệu đồng so năm 2009, và thu nhập bình quân đầu người của ấp cao nhất xã Hưng Khánh Trung B, ở mức 26 triệu đồng/người/năm.

Ông Đỗ Văn Re, một nhà vườn trồng sầu riêng ở ấp Trung Hiệp cho biết, với giá sầu riêng Ri6 khoảng 30.000 đồng/kg, monthong 25.000 đồng/kg, với diện tích 2.000m2 trồng chuyên canh sầu riêng năm vừa rồi gia đình ông có lợi nhuận gần 80 triệu đồng. Được biết, ông Re chuyển đổi sang trồng sầu riêng từ năm 2004, ban đầu ông để cây ra trái vào chính vụ. Từ năm 2010 đến nay, ông mới xử lý cho cây rao trái nghịch vụ và 3 năm liền ông đều trúng mùa với sản lượng bình quân đạt 20 tấn/ha.

Với những hiệu quả từ thực tế sản xuất mang lại, phong trào chuyển đổi cây trồng ở địa phương đã tạo sức lan tỏa trong nông dân. Ông Bùi Văn Thẹo ở ấp Trung Hiệp cho biết, gia đình có đến 5.000m2 đất canh tác, nhưng cái khó, cái nghèo vẫn đeo bám. Năm 2006, ông Thẹo mạnh dạn phá bỏ tất cả diện tích vườn tạp để trồng chuyên canh 2 giống sầu riêng monthong và Ri6. Sau 5 năm chăm sóc cây đã cho thu hoạch mùa đầu tiên. Liên tiếp 2 mùa sau đó ông đều thắng lớn, trung bình mỗi năm thu nhập gần 150 triệu đồng.

Để hỗ trợ kịp thời cho người dân về kiến thức và kỹ thuật canh tác, tổ liên kết sản xuất sầu riêng ấp Trung Hiệp đã được thành lập. Hiện tại, tổ có có 34 thành viên canh tác trên diện tích hơn 30 hécta. Hàng tháng, tổ liên kết họp một lần nhằm trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây, cách bón phân, dưỡng trái và đặc biệt là các kỹ thuật sản xuất cây cho trái rải vụ. Đồng thời, hàng năm tổ phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác cây sầu riêng cho tổ viên.

Ông Nguyễn văn Bé – Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất sầu riêng ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B cho biết, tuy là cây trồng có giá trị cao, nhưng sầu riêng là cây trồng khó tính. Thời gian đầu, nông dân nơi đây đều chưa có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Hội Nông dân xã và sự trợ giúp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện nên nông dân trồng sầu riêng ở Trung Hiệp đã được tham dự nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ. Đến nay hầu hết người dân đã nắm vững kỹ thuật canh tác và sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó, ông Bé cho biết thêm, năm 2007, tuyến đê bao ấp Trung Hiệp được hoàn thành giúp ngăn nước mặn mùa khô và ngăn lũ vào mùa mưa, từ đó tạo điều kiện cho nông dân xử lý cây ra hoa rải vụ, tránh được tình trạng trúng mùa mất giá.

Với hiệu quả kinh tế vượt bậc, các giống sầu riêng monthong và Ri6 đã trở thành cây trồng chủ lực ở ấp Trung Hiệp, đang mang lại cuộc sống sung túc cho người dân, đồng thời khẳng định sự đúng đắn của chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng được địa phương thực hiện cách đây hơn 10 năm.

Ông Đặng Văn Dũng – Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Khánh Trung B cho biết, hội đang phối hợp với dự án QSEP để hỗ trợ cây giống cho bà con nông dân tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Dự kiến đến cuối năm 2014, Trung Hiệp sẽ chuyển đổi tất cả vườn tạp, kém hiệu quả sang chuyên canh các giống cây có hiệu quả kinh tế cao.

Cao Khiết
Theo nongthonmoi.bentre.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 490

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 486


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1531406

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74578377