23:35 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đan Phượng nỗ lực tạo đột phá về kinh tế

Thứ bảy - 21/06/2014 03:28
Trong 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu ngân sách gặp khó khăn, tình hình thời tiết, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp... song nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động, sáng tạo, kinh tế của huyện Đan Phượng đã đạt được kết quả rất khả quan.
Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch
Từ đầu năm 2014, UBND huyện Đan Phượng đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng vụ xuân 2014 toàn huyện đạt 2.624,3ha, trong đó đáng chú ý là chương trình trồng lúa chất lượng cao (giống T10) trên diện tích 100ha được triển khai tại xã Phương Đình, năng suất ước đạt 60 tạ/ha. Ông Nguyễn Thạc Hùng - Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết, trong 6 tháng qua, huyện đã thực hiện chuyển đổi 41ha sang trồng hoa ở xã Tân Hội, Liên Hà. Bên cạnh đó, phê duyệt dự án sản xuất lúa - cá 0,6ha ở xã Tân Hội, Tân Lập và tiếp tục chỉ đạo thực hiện các dự án sản xuất hoa cao cấp, rau an toàn, cam Canh, bưởi tôm vàng Đan Phượng ở xã Phương Đình, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Song Phượng... Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản 6 tháng đầu năm của huyện ước đạt 154 tỷ đồng, đạt 54,04% kế hoạch, tăng 2,7% so với cùng kỳ.
6 tháng đầu năm 2014, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Đan Phượng hoạt động có hiệu quả, đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của người dân. Trong đó, Ngân hàng NN&PTNT huy động 1.570 tỷ đồng, tổng dư nợ 416 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 160 tỷ đồng cho 1.000 lượt đối tượng chính sách vay vốn.

Cùng với đó, huyện tiếp tục chỉ đạo đưa các hộ thuê đất vào sản xuất, kinh doanh tại Điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Hồ Điền, xã Liên Trung; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư vào sản xuất. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm, ước thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 538 tỷ đồng, đạt 51,24% kế hoạch năm, tăng 7% so với cùng kỳ.
Một điểm sáng nữa về kinh tế của huyện Đan Phượng trong những tháng đầu năm là hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục có bước phát triển, hàng hóa lưu thông phong phú, đa dạng. Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, UBND huyện đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường thực hiện văn minh thương mại. Trong đó, kiểm tra chặt chẽ việc niêm yết công khai giá và bán theo giá niêm yết, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

 
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Tiếp tục gỡ khó cho sản xuất
Để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế cả năm 2014, UBND huyện Đan Phượng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Cụ thể, với nông nghiệp, phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa sinh thái, bền vững, mở rộng diện tích trồng các loại rau, hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao, giảm diện tích trồng cây lương thực. Đặc biệt, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung trên cơ sở dồn điền đổi thửa và tiếp tục chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư sản xuất hoa, rau an toàn ở các xã, thị trấn theo kế hoạch. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trong đó tiếp tục vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện Quyết định số 16 của UBND TP, tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng nội đồng.
Đối với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ông Nguyễn Hữu Hoàng - Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, huyện chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất phải gắn với giữ gìn và bảo vệ môi trường. Để tạo đà cho các dự án, nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh công tác GPMB, nhất là các dự án đất sản xuất kinh doanh dịch vụ. Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm thương mại, chợ nông sản, siêu thị cũng như cải tạo, nâng cấp các chợ truyền thống hiện có để hỗ trợ tốt hơn việc tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề cho người dân.
Ngoài ra, huyện cũng tập trung chỉ đạo công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tăng cường kiểm tra, rà soát nguồn thu, tích cực thu nợ thuế, nhất là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh và tiền thuê đất, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương...
Đến nay, huyện Đan Phượng đã có 6 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, được UBND TP công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2018 gồm: Song Phượng, Đan Phượng, Đồng Tháp, Liên Trung, Tân Hội, Liên Hồng. Các xã còn lại đạt và cơ bản đạt từ 16 - 18 tiêu chí, phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới trong năm 2014.
 
Bài, ảnh: Nam Bắc
 Nguồn ktdt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1133299

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72816008