11:32 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự án nâng cao hiệu quả thuỷ lợi nội đồng: Hứa hẹn nhiều lợi ích kép

Thứ năm - 30/10/2014 20:19
Môi trường nước ô nhiễm, dịch bệnh tôm bùng phát trong thời gian gần đây là một trong những hệ quả của vấn đề quản lý thuỷ lợi nội đồng chưa đảm bảo, nuôi tôm tràn lan. Để đồng bộ hoá hệ thống thuỷ lợi nội đồng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn nước cho sản xuất cũng như nâng cao hiệu quả nuôi tôm, “Dự án thí điểm nâng cao hiệu quả thuỷ lợi nội đồng tại miền Tây Nam ĐBSCL” hứa hẹn mở những hướng đi tích cực.

Là 1 trong 6 mô hình nông nghiệp thí điểm trên 5 tỉnh/thành phố của khu vực ÐBSCL, với kinh phí đầu tư 1 triệu USD/mô hình. Dự án với mục tiêu cải thiện hiệu quả sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp của cộng đồng thông qua việc cải tiến hệ thống kết cấu hạ tầng cấp cộng đồng: kinh, cống, trạm bơm… áp dụng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới. Qua đó, cải tiến, quản lý nước và nông nghiệp địa phương.

Nhiều lợi ích kép

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết: Dự án được manh nha hình thành cách đây khá lâu, thuộc Dự án Quản lý tài nguyên nước để phát triển nông thôn ở ÐBSCL, được Ban Quản lý dự án Trung ương (Bộ NN&PTNT) triển khai từ năm 2012-2016 dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Với hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo, quản lý môi trường nước kém, thời gian qua nhiều diện tích ao nuôi tôm của các hộ dân trên địa bàn huyện Cái Nước bị thiệt hại vì dịch bệnh.

“Sau thời gian khảo sát đến nay, tại Cà Mau, dự án được triển khai thí điểm tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước với diện tích khoảng 350 ha trên quy mô 185 hộ, tiến tới cải thiện phương thức nuôi tôm bền vững, có tính kinh tế, sinh thái và xã hội. Thông qua đó sẽ mang lại hiệu suất cao hơn ở cả nội đồng và ngoại đồng, sâu xa hơn nữa là giảm tác động môi trường, thích ứng với suy giảm tài nguyên nước trong tương lai”, ông Hoai thông tin.

Là xã được chọn làm mô hình điểm, Trần Thới có kinh nghiệm nuôi tôm từ khá lâu với diện tích 721 ha tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và hơn 60 ha tôm công nghiệp. Song, hệ thống thuỷ lợi hầu như chưa đảm bảo sản xuất, các tuyến đê bao trong vùng gần như không có, các bờ bao hiện hữu được đắp từ nhiều năm, cao độ thấp, không đủ khả năng chống triều cường. Các ô nuôi tôm đều do dân tự đắp, kích thước nhỏ và manh mún. Các tuyến kinh bị phù sa bồi lắng rất cạn, không đủ năng lực cấp thoát nước và giao thông thuỷ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nuôi thuỷ sản của người dân địa phương.

Song song đó, địa phương vẫn chưa hình thành một hệ thống cống, trạm bơm đầu mối khiến cho việc đầu tư nguồn nước tưới tiêu, hoạch định mùa vụ rất khó khăn. Ðây cũng là vấn đề nan giải chung của hầu hết các địa phương còn lại trên địa bàn tỉnh. Với thực trạng ấy, cùng với sự đầu tư tập trung, trọng điểm, dự án hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích kép cho bà con trong vùng, mở ra những hướng đi tích cực, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân.

Những hiệu quả mang lại

Với quy mô thực hiện trên 2 ấp của xã: Cái Chim và Nhà Vi, dự án trên cơ bản giữ nguyên hiện trạng tuyến kinh rạch cũ và tiến hành nạo vét 5 tuyến kinh với tổng chiều dài trên 10.000 m. Xây dựng hệ thống cống điều tiết nước cho khu vực làm dự án. Ðặc biệt, người dân được hưởng lợi trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài hơn 6,7 km và xây dựng cho mỗi hộ trong khu vực 1 cống cấp thoát nước trực tiếp tại khuôn hộ với khẩu độ từ 0,5-1 m.

Ngoài ra, quan trắc môi trường nước định kỳ, đánh giá chất lượng nước trong vùng nuôi thông qua các thông số về môi trường là một trong những tiêu chí của dự án. Ðây là yếu tố khá quan trọng nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh.

Chủ tịch UBND xã Trần Thới Nguyễn Kiên Giang phấn khởi, xã đã tiến hành lấy ý kiến của người dân, họ đồng tình, ủng hộ rất cao và mong chờ dự án tiến hành sớm. Với việc quy hoạch nuôi tôm cụm thí điểm gắn với đầu tư các công tình thuỷ lợi, GTNT sẽ góp phần đưa bộ mặt nông thôn của địa phương ngày thêm khởi sắc.

Ngoài ra, dự án còn dự kiến thành lập 6 tổ hợp tác, tập huấn cho nông dân về quy trình kỹ thuật nuôi tôm QCCT và hướng đến nuôi tôm VietGAP. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm. Ðây là điều kiện, cơ hội để người dân tiếp cận thêm những khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng suất, cải thiện đời sống vùng nông thôn.

“Với những bước chuẩn bị căn bản, dự án sẽ được triển khai trong những tháng cuối năm 2014. Dự án hứa hẹn góp phần thay đổi cách thức, tập quán sản xuất lỗi thời, xây dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng đồng bộ, khắc phục phần nào tình hình dịch bệnh lây lan như hiện nay”, ông Hoai tin tưởng./.

Theo: vtvcantho.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 183


Hôm nayHôm nay : 25510

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 51148

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60373105