23:55 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện Kỳ Sơn: Xây dựng cánh đồng mẫu góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ tư - 25/06/2014 10:48
Xây dựng cánh đồng mẫu là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xác định rõ điều đó, UBND huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện. Thành công bước đầu của đề án trong vụ xuân 2014 đã đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong lộ trình sản xuất nông nghiệp của huyện Kỳ Sơn, bằng cách liên kết các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ thành một chuỗi sản xuất giá trị cao, đặt tiền đề cho phát triển nông nghiệp hiện đại.
Huyện Kỳ Sơn: Xây dựng cánh đồng mẫu góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Huyện Kỳ Sơn: Xây dựng cánh đồng mẫu góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được triển khai bắt đầu từ vụ xuân năm 2014 với hình thức “cánh đồng lớn, trong đó có nhiều nông dân nhỏ”. Đây là hình thức mới để tập hợp nông dân trong điều kiện thâm canh sản xuất hiện nay. Theo đó, hình thành nhóm hộ sản xuất cùng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa, quản lý đồng ruộng... tạo thành một chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn và có giá trị kinh tế cao. Đề án hướng tới 6 mục tiêu cụ thể: một là, thành lập mỗi xã một tổ HTX hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Hai là, định hướng cho công tác dồn điền - đổi thửa của huyện. Ba là, áp dụng KH-KT mới trong sản xuất (cụ thể là công nghệ mạ khay trong sản xuất lúa). Bốn là, xây dựng mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp). Năm là, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cao hơn 15% so với phương thức sản xuất cũ. Sáu là, phấn đấu đến năm 2016 có khoảng 190 ha lúa và 35 ha cây màu sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu.Hai là, định hướng cho công tác dồn điền - đổi thửa của huyện.   Ba là, áp dụng KH-KT mới trong sản xuất (cụ thể là công nghệ   mạ khay trong sản xuất lúa). Bốn là, xây dựng mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp). Năm là, giảm chi phí sản xuất, tăng   thu nhập cao hơn 15% so với phương thức sản xuất cũ. Sáu là, phấn đấu đến năm 2016 có khoảng 190 ha lúa và 35 ha cây màu sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu.
 
Đồng chí Bùi Đăng Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban điều hành thực hiện đề án cánh đồng mẫu huyện Kỳ Sơn cho biết: Huyện xác định tiêu chí “cánh đồng mẫu” phải phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, các chủ trương, định hướng và điều kiện tự nhiên, KT-XH, hạ tầng sản xuất nông nghiệp của địa phương, tạo điều kiện cho nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật khi tham gia. Theo đó, “cánh đồng mẫu” được quy hoạch gọn vùng, phát triển bền vững, có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa, tưới tiêu phục vụ sản xuất 3 vụ/năm hợp lý theo hướng: vụ xuân trung, xuân muộn - vụ mùa sớm, mùa trung - vụ đông hàng hóa.
 
Theo kế hoạch đề ra, đề án xây dựng cánh đồng mẫu huyện Kỳ Sơn được thực hiện từ tháng 12/2013 - 12/2016 tại 3 xóm Nút (xã Dân Hạ), Can 1 (xã Độc Lập) và Ngọc Xạ (xã Hợp Thành). Trong vụ xuân 2014 đã có 243 hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình gồm 138 hộ tại xóm Nút, 56 hộ xóm Can 1 và 49 hộ xóm Ngọc Xạ, tổng diện tích  23,34 ha. Sau khi thống nhất nội dung thực hiện, các xã thành lập Ban quản trị HTX, các hộ tham gia phân vùng, đăng ký diện tích, đóng cọc, phá bờ để dồn điền - đổi thửa và thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên diện tích của gia đình mình. Với hình thức “3 cùng” (cùng giống, cùng thời vụ, cùng áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh) các hộ nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu đã được tiếp cận với quy trình sản xuất lúa áp dụng KH-KT tiên tiến, nắm được kỹ thuật làm mạ khay, ghi chép nhật ký sản xuất, quản lý dịch hại trên cây lúa vụ xuân, sử dụng đúng thuốc BVTV giảm thiểu lượng thuốc lưu tồn trong nông sản... Đặc biệt, với hình thức liên kết “4 nhà”, các bên tham gia mô hình đều được thụ hưởng các lợi ích thiết thực, trong đó, nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho cây trồng.
 
Đánh giá hiệu quả thực hiện các mô hình cánh đồng mẫu trong vụ xuân năm nay, Ban điều hành đề án huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong vụ đầu tiên thực hiện, đề án bước đầu tạo được sự đồng thuận cao của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân và nông dân. Các tổ HTX sau khi được thành lập đã đi vào hoạt động ổn định, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (áp dụng công nghệ làm mạ khay) giúp giảm chi phí về giống, giảm diện tích đất làm mạ, giảm chi phí trung bình 6,4 triệu đồng/ha/vụ (tương đương khoảng 150 triệu đồng/23,34 ha/vụ/3 tổ HTX) và tuyên truyền cho các hộ nông dân tích cực tham gia dồn điền. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so với ngoài mô hình từ 10,92 - 13,51 triệu đồng/ha/vụ, trong khi đó, giá thành giảm so với ngoài mô hình khoảng 1.400 - 1.900 đồng/kg thóc. Nguyên nhân chính là do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất (lúa lai đạt năng suất bình quân 67-73 tạ/ha, lúa thuần đạt 68,8 tạ/ha), đồng thời giảm chi phí sản xuất (nhờ giảm được giá thành của giống, lượng giống xạ, số lần phun thuốc BVTV...). Bên cạnh đó, các hộ nông dân tham gia mô hình đã được cung cấp những kiến thức tổng quan về thực hiện mô hình cánh đồng mẫu. Đây là những kiến thức hữu ích giúp nông dân có thể tự thực hành, phát triển và thực hiện mô hình trong thời gian tới. Với kết quả đạt được, đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có sự khởi đầu tốt, tạo tiền đề tích cực cho lộ trình sản xuất nông nghiệp hiện đại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dự kiến, trong vụ mùa năm nay, huyện Kỳ Sơn tiếp tục thực hiện mô hình cánh đồng mẫu trên diện tích 38 ha; đến năm 2015 duy trì và phát triển diện tích lúa theo mô hình và triển khai thêm 10-15 ha cây vụ đông; từ năm 2016 trở đi, các nơi đánh giá và chủ động nhân rộng mô hình.
 
 
                                                                                                                                                             Thu Trang
                                                                                                                                                 Theo baohoabinh.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 204


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 82057

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60404014