19:21 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm đến đâu chắc đến đó

Thứ hai - 04/11/2013 08:29
Qua 2 năm “Chung sức xây dựng NTM”, quê hương Đồng Khởi (Bến Tre) đã thay da đổi thịt rõ rệt. Theo đó, đến cuối năm 2013, Bến Tre sẽ có 5 xã là: Châu Bình (Giồng Trôm), Phú Nhuận (TP Bến Tre), Sơn Định (Chợ Lách), Hữu Định và Quới Sơn (Châu Thành) hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

 

Ông Lê Phong Hải, GĐ Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết: Qua 2 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay đã có 1/124 xã đạt 16 tiêu chí; 21 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 96 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; 6 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong đó, xã Châu Bình (Giồng Trôm) đã đạt 16/19 tiêu chí; Phú Nhuận đạt 14/19 tiêu chí; Sơn Định đạt 13/19 tiêu chí; Hữu Định đạt 12/19 và Quới Sơn đạt 11/19 tiêu chí.

Đây là một bước đột phá của các địa phương trong quá trình xây dựng NTM trước thời gian 2015.

Nhiều mô hình hay

Trong quá trình “Chung sức xây dựng NTM” ở Bến Tre đã cho ra đời nhiều mô hình điển hình và những nông dân tiên tiến. Kết quả sau 2 năm đã có 44 tập thể và 27 cá nhân được UBND tỉnh tuyên dương, khen thưởng.

Điển hình như mô hình kinh tế hợp tác liên kết sản xuất (SX) sản phẩm từ dừa ở ấp Bình Đông B (Châu Bình, Giồng Trôm) đã giúp cho 98% hộ trồng dừa có thu nhập tăng lên từ 10 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Ông Trần Văn Lợt, Tổ trưởng Tổ hợp tác chôm chôm Tân Thới (xã Sơn Định, Chợ Lách, Bến Tre), nói: Tiêu chí hình thức SX trong quá trình xây dựng NTM đã giúp cho bà con biết áp dụng KHKT vào trong SX; giúp nhau cùng phát triển kinh tế nâng mức bình quân quân đầu người trong tổ đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ trong tổ đã thoát nghèo bền vững, không còn hộ nghèo.

Hằng năm tổ còn giải quyết việc làm cho hơn 100 lượt lao động có thu nhập ổn định và đóng góp trên 100 triệu đồng xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT).

Còn HTX Thủy sản Tân Thủy, huyện Ba Tri hằng năm giải quyết việc làm cho hàng ngàn lượt lao động, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho xã viên; đóng góp xây dựng 1 căn nhà tình nghĩa, 12 căn nhà tình thương; thực hiện các công trình công cộng trị giá trên 611 triệu đồng. Đóng góp cho ngân sách xã trên 3 tỷ đồng.

Tổ hợp tác lúa giống xã Qưới Điền, huyện Thạnh Phú cung cấp trên 2/3 lượng lúa giống cho người dân trong xã và các xã lân cận. Năng suất lúa đạt cao hơn bên ngoài từ 0,5 đến 1 tấn/ha, giá bán cao hơn từ 500 đến 1.000 đồng/kg, lợi nhuận đạt từ 20 đến 25 triệu đồng/ha/vụ.

Người dân là nòng cốt

Kết quả đạt được sau 2 năm xây dựng NTM, UBND tỉnh đã sơ kết và trao tặng bằng khen cho 18 hộ nông dân gương mẫu tiêu biểu. Điển hình như hộ anh Nguyễn Thành Phương, ấp Hưng Nghĩa 2 (xã Hưng Lễ, Giồng Trôm) là người khuyết tật, thế nhưng khi địa phương phát động "Chương trình chung sức xây dựng NTM", ông tiên phong thực hiện.

Ông Phương đã hiến 200 m2 đất để làm đường, đóng góp 300.000 đồng/1.000 m2 để làm GTNT. Ông Phương tham gia trong Ban chấp hành Hội Người mù xã và Tổ phó tổ nhân dân tự quản. Tổ 12 có 24 hộ là tổ nhân dân tự quản mạnh nhất trong việc xây dựng NTM ở xã.

Ông Hồ Văn Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre, chia sẻ: Qua 2 năm Bến Tre cùng với cả nước chung sức xây dựng NTM, nổi bật là phong trào vận động nhân dân tự nguyện hiến đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, đóng góp ngày công lao động, tiền của để xây dựng GTNT, thuỷ lợi nội đồng. Tổng nguồn nhân dân đóng góp quy ra thành tiền trên 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 14% tổng kinh phí xây dựng NTM trên địa bàn 124 xã.

Nhân dân chỉnh trang nhà ở, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà thương cho hộ nghèo, góp phần hoàn thành chỉ tiêu xóa nhà dột nát trong dân. Tỉnh vận động xây dựng trên 1.400 căn nhà tình thương đến nay toàn tỉnh có 753/983 khu dân cư không còn nhà tạm bợ, dột nát và đã có 53 xã, phường, thị trấn và TP Bến Tre được UBTƯ MTTQ Việt Nam cấp bằng ghi nhận hoàn thành chỉ tiêu xóa nhà dột nát trong dân.

Ông Trịnh Văn Khiết, Hội Cựu chiến binh xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam, Bến Tre), chia sẻ: Trong 2 năm qua có 373 hội viên trực thuộc 11 Chi hội luôn là lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động người dân xây dựng NTM. Theo đó, nhân dân và hội viên CCB trong xã đã hiến 307 cây dừa cho trái và 6.000 m2, ước tiền trên 975 triệu đồng.

Ngoài ra, các Chi hội đã vận động hội viên CCB đóng góp quỹ đồng đội trên 176 triệu đồng, quỹ bụi chuối tình thương trên 10,5 triệu đồng, 10 dây hụi không lãi với 100.000 đồng/hội viên với 200 hội viên tham gia. Từ nhiều nguồn gây quỹ đã giúp nhiều gia đình hội viên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Đối với hình thức tổ chức SX, Hội đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào SX.

Theo đó, đã tập huấn được 13 lớp với 250 hội viên CCB tham dự. Đồng thời khai thác các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế từ quĩ đồng đội, hụi không lãi,… cộng với nguồn vốn vay ngân hàng chính sách, nhiều hội viên đã thoát nghèo bền vững. Đến nay, trong các Chi hội có 20 hộ gia đình hội viên đang phát triển tốt về các mô hình kinh tế, các mô hình này đã tạo việc làm cho trên một trăm lao động, trong đó có nhiều con em của hội viên CCB và Cựu quân nhân.

Phải bền vững

Ông Võ Thành Hạo, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết: Xây dựng NTM là một quá trình gian khổ, phức tạp, lâu dài. Đây là một cuộc cách mạng thật sự cho nên chúng ta không chạy theo thành tích, làm đến đâu là chắc đến đó.

Qua 2 năm thực hiện, các địa phương đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên các địa phương không thể ngủ quên trong chiến thắng mà các cần phải xác định bước đi, cách làm sao cho thật vững chắc, thật phù hợp và thật thiết thực để khi đạt được NTM phải bền vững.

Xây dựng NTM phải thật sự vững chắc nhất, theo đó các địa phương phải cố gắng thực hiện 4 tiêu chí cơ bản là: Mức sống, giao thông, môi trường và hệ thống chính trị. Nếu xây dựng NTM mà mức sống của người dân không tăng lên thì xây dựng NTM không có ý nghĩa. Tiêu chí thu nhập của người dân là tiêu chí thể hiện tính quyết định của NTM có thực hiện được hay không. Hàng hóa của nông dân SX bán được giá cao hay thấp đều phụ thuộc vào giao thông.

Giao thông phát triển rộng mở, thông thoáng cho xe 4 bánh lưu thông khắp nông thôn thì giá trị hàng nông sản của dân sẽ tăng, nông dân sẽ tăng thêm lợi nhuận thì mức sống sẽ tăng. Môi trường sao không còn bị ô nhiễm từ tập quán SX để đảm bảo sức khỏe cho toàn cộng đồng là cần phải phát huy. Đối với hệ thống chính trị là phải hết sức gương mẫu.

Các địa phương thực hiện tốt 4 tiêu chí này thì việc thực hiện các tiêu chí còn lại rất thuận lợi và sẽ nhanh đưa địa phương trở thành NTM.

Thanh Phong
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: bến tre

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 77

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1021043

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72703752