00:00 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình "thung lũng xanh" ở Thị Hoa

Thứ ba - 05/11/2013 19:06
Cao Bằng là tỉnh miền núi địa hình hiểm trở, có gần 95% đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Cao Bằng đã có nhiều biện pháp xây dựng mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng giúp bà con từng bước thoát nghèo, trong đó có mô hình "thung lũng xanh" ở xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
               
Vượt gần 500km qua đèo Gió, đèo Tài, đèo Hồ Sìn, chúng tôi mới đến được vùng đồng bào dân tộc thiểu số xã Thị Hoa-nơi bốn bề là núi đá san sát, dựng đứng. Một cảnh tượng thật vui mắt, giữa những ngọn núi đá là thung lũng màu xanh bát ngát của cây mía, cây ngô... Đến gia đình ông Hoàng Văn Yêm, dân tộc Tày, ở xóm Tổng Nưa, xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, khi ông đang chăm sóc vườn mía, ông phấn khởi cho biết: "Gia đình tôi năm trước trồng 1ha mía, thu hoạch được 56 tấn, trừ chi phí thu lợi 20 triệu đồng. Trước đây, cũng với diện tích đó, tôi trồng ngô năng suất chỉ đạt 22 tạ, với tổng giá trị đạt hơn 7 triệu đồng, trừ chi phí thu lợi chỉ khoảng 4 triệu đồng. Thấy rõ hiệu quả trồng cây mía, năm nay gia đình tôi quyết định trồng thêm 1ha nữa, nên ước tính lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng".
Mô hình trồng mía tại huyện Hạ Lang đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
 
Còn bà Đàm Thị Thanh Khu, cùng xóm Tổng Nưa thì cho biết, trồng mía có lãi cao, dễ chăm sóc hơn các loại cây như ngô, lúa. Không những thế, mía còn là cây có khả năng chịu được đất khô cằn.

Trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Thị Hoa, chúng tôi được biết, việc trồng mía đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn đã thực sự trở thành mô hình “Thung lũng xanh” của xã trong xây dựng nông thôn mới. Mô hình này thành công là nhờ sự phối hợp triển khai giữa địa phương với Bộ đội Biên phòng tỉnh. Gia đình ông Yêm là một trong những hộ được xã lựa chọn làm điểm để chuyển đổi cây trồng, sau khi thành công đã được nhân rộng ra toàn xã. Hiện toàn xã có hơn 300ha đất trồng mía.

Theo ông Sơn, trong xây dựng nông thôn mới, xã triển khai toàn diện trên các mặt. "Với đặc thù là xã biên giới, đời sống đồng bào còn khó khăn, diện tích trồng cây hoa màu không nhiều, đất đai khô cằn, chúng tôi đã tìm hiểu đưa cây mía về nhân rộng trong xã, nhờ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước, đồng bào rất phấn khởi"- Bí thư Đảng ủy xã Lê Văn Sơn bày tỏ.

Từ mô hình trồng mía trong "thung lũng xanh", lãnh đạo xã Thị Hoa quyết định nâng diện tích gieo trồng thêm gần 45ha. Nghị quyết của Đảng ủy xã xác định phấn đấu đến năm 2015 đạt 250ha, nhưng chỉ đến giữa năm 2013 đã đạt 300ha, thu nhập bình quân đạt 7 triệu đồng người/năm. Hiện mô hình trồng mía xã Thị Hoa được nhân rộng ra toàn huyện Hạ Lang. Nếu tính chung cả huyện, hiện tổng diện tích đã lên tới hơn 1000ha mía, năng suất bình quân đạt từ 55 đến 60 tấn/ha; mỗi năm hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm hơn 7%.

Từ mô hình “Thung lũng xanh” ở xã Thị Hoa, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các huyện phát huy thế mạnh địa phương, lựa chọn mô hình cụ thể và đã xuất hiện nhiều mô hình thoát nghèo mới, như huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm có mô hình nuôi dê; mô hình trồng cây hồi ở huyện Hà Quảng; mô hình trồng trúc ở huyện Nguyên Bình… Tỉnh cũng hình thành 58 chợ, 34 hợp tác xã hỗ trợ vốn kỹ thuật, gắn với việc đào tạo nghề cho hơn 6.900 lượt người. Mô hình “Thung lũng xanh” đã góp phần nâng cao đời sống người dân, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời giữ vững đường biên cột mốc, tuyến đầu Tổ quốc.

Mặc dù đã có nhiều mô hình thoát nghèo mới, thế nhưng theo ông Nông Vĩnh Thời, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, các mô hình vẫn ở quy mô nhỏ, việc triển khai nhân rộng còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do trình độ dân trí của người dân còn thấp, thiếu vốn, không ít người vẫn còn tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước... khiến việc triển khai xây dựng nông thôn mới chậm. Để tiếp tục nhân rộng mô hình mới hiệu quả, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tiến trình xây dựng nông thôn mới, vừa qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo hoàn thiện đề án xây dựng 14 xã điểm. Việc xây dựng thành công mô hình nông thôn mới từ các xã điểm sẽ làm cơ sở để UBND tỉnh tiếp tục nhân rộng ra toàn tỉnh; gắn phong trào xây dựng nông thôn mới với quá trình thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ đối với các huyện đặc biệt khó khăn.
Bài và ảnh: NGUYỄN DUY HIỂN
Nguồn qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cao bằng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 27776

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 82312

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60404269