09:52 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành Giao thông Vận tải: Tạo động lực xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 17/03/2013 20:43
Trong năm 2012, ngành Giao thông Vận tỉnh Lạng Sơn tải là một trong những đơn vị đi đầu trong việc vận động các doanh nghiệp trong ngành hướng nguồn lực về khu vực nông thôn. Từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng các doanh nghiệp. Bước sang năm 2013, ngoài việc tiếp tục huy động nguồn lực cho nông thôn mới, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển giao thông nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.


                                   

                              Mở đường trục chính vào xã Vân An, huyện Chi Lăng
 
Nửa cuối năm 2012, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được tiếp thêm rất nhiều nguồn lực từ cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong đó, nổi bật là các doanh nghiệp trong ngành Giao thông Vận tải. Trong số 14 doanh nghiệp thuộc ngành, trong đợt I phát động phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, đã có 3 đơn vị triển khai hỗ trợ ngay các địa phương 150 tấn xi măng để xây dựng hạ tầng. Tiếp theo đó là hàng loạt các doanh nghiệp hưởng ứng, ông Vi Thế Hồng, Chủ tịch UBND huyện Văn Quan cho biết: Ngay khi có chương trình hỗ trợ của các doanh nghiệp trong ngành Giao thông Vận tải, các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn cũng hăng hái hưởng ứng tham gia, tạo nguồn lực quan trọng cho phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
    
Theo ông Nguyễn La Thông, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, các hoạt động hỗ trợ không tức thời theo từng đợt mà diễn tiến liên tục theo sát từng giai đoạn xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Ngoài việc hỗ trợ xi măng để cứng hóa giao thông nông thôn, các doanh nghiệp trong khối xây dựng cơ bản trong quá trình thi công các công trình ở địa phương, còn có thể hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác tùy theo nhu cầu trên mỗi địa bàn. Chẳng hạn có thể hỗ trợ mở thêm các tuyến đường nhánh liên thôn, hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn hoặc xây dựng sân chơi, bãi tập…Không chỉ tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng các doanh nghiệp, mà nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp trong ngành Giao thông Vận tải còn là động lực lớn để khơi dậy sức dân trong phát triển giao thông nông thôn. Theo thống kê của ngành Giao thông Vận tải, trong năm 2012 toàn tỉnh đã huy động được gần 357 nghìn ngày công lao động, bê tông hóa được trên 236km đường giao thông nông thôn. Tổng số tiền huy động từ các nguồn xã hội hóa đạt hơn 21 tỷ đồng. Đã có những địa phương trở thành điểm sáng, điển hình như huyện Hữu Lũng, huy động xã hội hóa được trên 8 tỷ đồng và gần 25 nghìn ngày công lao động để bê tông hóa 25,4km đường giao thông nông thôn.
    
Bước sang năm 2013, khí thế đó tiếp tục được phát huy, điển hình là phong trào ra quân đầu xuân đã huy động được hàng chục nghìn ngày công lao động để củng cố cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn. Điểm mới trong năm 2013 là ngành Giao thông Vận tải đã trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và triển khai kế hoạch phát triển giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, theo hướng gắn kết liên hoàn mạng lưới giao thông từ quốc lộ đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn bản, giữa các vùng sản xuất hàng hóa lớn, vùng nguyên liệu với các điểm công nghiệp, chế biến, giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ...Cụ thể, theo kế hoạch từ nay đến năm 2020 sẽ mở 364 km đường giao thông đến trung tâm xã; mở đường ô tô đến trung tâm của 108 thôn, nâng tổng số thôn có đường ô tô lên 2.257/2324 thôn, bản; cứng hóa 617 km đường xã và hơn 800km đường thôn bản, nâng tỷ lệ cứng hóa lên trên 20%...Trong đó đặc biệt chú trọng tới các xã trọng điểm về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2020 của tỉnh. Để có thể thực hiện được kế hoạch này cần nguồn lực đầu tư rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, với cách nghĩ, cách làm và tư duy đổi mới, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới thời gian qua của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn sẽ là nền tảng, tạo nên tính khả thi của kế hoạch, đây là động lực rất quan trọng để Lạng Sơn xây dựng thành công nông thôn mới.
 
Vũ Như Phong
 Theo baolangson.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 45841

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1158883

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72841592