20:26 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

No ấm Đọi Sơn

Thứ tư - 18/06/2014 03:13
Về với Đọi Sơn hôm nay, đi trên các tuyến đường trục chính của xã được trải nhựa phẳng phiu, ta cứ ngỡ đi trên phố thị.
No ấm Đọi Sơn
Trống Đọi Tam nổi danh cả nước

Từ Hà Nội, xuôi theo QL 1 đến đoạn giữa Đồng Văn và TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, nhìn về phía đông khoảng 3 km theo đường chim bay, ta bắt gặp một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.

Cả một vùng ĐBSH bằng phẳng, bao la bỗng mọc lên một quả núi cao gần hai trăm mét so với mặt nước biển, trông như đầu con rồng đá khổng lồ. Đó chính là trung tâm xã Đọi Sơn thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với 7 thôn bao bọc xung quanh, lại nằm cạnh dòng Châu Giang thơ mộng tạo nên cảnh quan sơn thủy hữu tình.

Theo thuyết phong thủy, nơi đây thế đất phát vương bởi quanh núi có 9 giếng là 9 mắt rồng. Mảnh đất ắp đầy vượng khí mà từ xưa Trấn Sơn Nam truyền tụng: “Đầu gối núi Đọi/ Chân dọi Tuần Vường/ Phát tích Đế Vương/ Lưu truyền vạn đại”.

Vào năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên phúc thứ 7 (năm 987), vua Lê Đại Hành vốn coi trọng nông nghiệp đã về đây cúng lễ rồi đích thân cày tịch điền, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mở đầu phong tục đẹp để các vua triều đại sau noi gương khuyến nông.

Khơi dậy truyền thống lịch sử, văn hóa ấy, từ năm 2008, tỉnh Hà Nam tổ chức lễ hội vào ngày mồng 7 tháng Giêng hằng năm nhằm khôi phục, tái hiện trọng thể Lễ Tịch điền với nghi thức cổ truyền.

Năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tiếp đến là năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm và đều trực tiếp xuống đồng cày tịch điền. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đã 3 lần về thăm và nói chuyện với nhân dân tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động SX.

Đọi Sơn là 1 trong 5 xã được chọn làm điểm xây dựng mô hình NTM của tỉnh Hà Nam. Đến nay, Đọi Sơn đã đạt được những kết quả khả quan. Đọi Sơn vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và tỉnh Hà Nam công nhận là xã NTM.

Về với Đọi Sơn hôm nay, đi trên các tuyến đường trục chính của xã được trải nhựa phẳng phiu, ta cứ ngỡ đi trên phố thị. Những ngôi nhà mái ngói, mái bằng xây kiểu hiện đại đua nhau mọc san sát hai bên đường.

Đường vào các thôn, xóm, ngõ… được trải bê tông. Các đường trục nội đồng cũng được mở rộng và trải bê tông hoặc rải đá cấp phối, đảm bảo cứng hóa mặt đường. Nhờ có hệ thống điện lưới quốc gia mà cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

Nhà nào cũng có ti vi, nhiều gia đình sắm cả tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, lò vi sóng… Ban đêm, các tuyến đường rực rỡ ánh đèn. Các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh mẽ.

Điều đáng ghi nhận là địa phương đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng một nhà máy nước, không những cung cấp đủ nước sạch cho toàn xã, mà còn cung cấp cho cả các xã lân cận. Việc người dân được dùng nước sạch đã xóa bỏ tình trạng sử dụng nước giếng công cộng, giếng khơi, giếng khoan… tồn tại từ bao đời nay.

Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng là một thế mạnh của Đọi Sơn. Đến nay xã có 17 đội bóng chuyền, 7 đội cầu lông, thôn nào cũng có đội văn nghệ.

Một thay đổi có tính bước ngoặt trong suy nghĩ cũng như hành động của người dân từ xa xưa, đó là công tác vệ sinh môi trường. Nếu như trước đây rác thải đổ bừa bãi ra đường, nơi công cộng… thì nay mọi nhà, mọi người đều tự giác thu gom đổ đúng nơi quy định.

Theo lịch, các tổ thu gom rác của xã đưa về 3 khu chứa rộng trên 2.000 m2 để xử lý. Các khu dân cư đều có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước. Các cơ sở SX tiểu thủ công nghiệp… đều đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường.

Chúng tôi có dịp tham quan thôn Đọi Tam thuộc xã Đọi Sơn, một làng nghề có truyền thống làm trống nổi tiếng từ nhiều đời nay. Các sản phẩm trống Đọi Tam vinh dự được dâng tặng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong đó có một chiếc trống to nhất cả nước. Có tận mắt chứng kiến công nghệ làm trống mới thấy sự vất vả, kiên trì, sáng tạo của những người thợ tài hoa nơi đây.

Những kết quả mà Đọi Sơn đã đạt được thật đáng trân trọng. Làng quê Đọi Sơn đang chuyển mình với một diện mạo mới, khang trang. Môi trường xanh, sạch, đẹp. An ninh trật tự được bảo đảm. Đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao. Người dân ngày càng phấn khởi, tự hào hơn về quê hương mình.

Từ việc chuẩn bị nguyên liệu làm tang trống, xử lý da (chủ yếu là da trâu) làm mặt trống đến việc lắp ghép là cả một quá trình nghệ thuật đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, điêu luyện của người thợ mới tạo ra được những sản phẩm trống chính hiệu.

Đội trống của thôn Đọi Tam gồm những nam thanh nữ tú được mời đi phục vụ, giao lưu trong các dịp lễ hội ở nhiều địa phương trong nước.

Trao đổi với chúng tôi về tình hình phát triển kinh tế của địa phương, ông Chu Thế Canh, Chủ tịch UBND xã Đọi Sơn, vui vẻ cho biết:

- Thực hiện Đề án mô hình NTM về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địa phương đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng có giá trị cao, ứng dụng tiến bộ khoa học vào SX nên bình quân lương thực hàng năm đạt từ 620 kg đến 630 kg/người/năm, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại thông qua việc phát triển đa dạng các sản phẩm làng nghề, các cơ sở SX như làm trống, kèn, bồn tắm, may công nghiệp, đồ gỗ, cơ khí, SX vật liệu xây dựng, ấp trứng gia cầm… tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

Tổng số lao động trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp có 2.961/3.950 lao động. Số lao động đã qua đào tạo là 3.090 người. Số lao động có việc làm thường xuyên đạt 93%. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2010, thu nhập bình quân đạt 12,2 triệu đồng/người/năm thì năm 2012 đạt 18,1 triệu đồng, năm 2013 đạt 23 triệu đồng.

Khi được hỏi về bí quyết thành công trong xây dựng NTM ở Đọi Sơn, ông Lê Ngọc Quang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Đọi Sơn, cho hay: Xây dựng NTM đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo được sự đoàn kết, thống nhất, sự chung sức chung lòng của người dân là điều có ý nghĩa quyết định.

Trần Phúc Dương
Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1152924

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60161247