12:11 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy vai trò quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 11/01/2015 07:46
Thời gian qua, phát huy vai trò quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDC) trong xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, huyện Tam Đảo đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; cơ sở hạ tầng ở các địa phương được đầu tư đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, an ninh, chính trị được giữ vững ổn định và nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân đồng thuận.

 

 

Thị trấn Tam Đảo phát triển mô hình rau su su an toàn

 

Xác định quy chế dân chủ ở cơ sở là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, UBND huyện Tam Đảo ban hành các chỉ thị, nghị quyết gắn việc thực hiện QCDC trong xây dựng nông thôn mới. BCĐ xây dựng nông thôn mới các xã tuyên truyền, vận động và xây dựng kế hoạch thông qua các hội nghị của cấp ủy, chi bộ các lớp bồi dưỡng, tập huấn của các ngành, các đoàn thể và hệ thống loa truyền thanh, tờ rơi…để toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn tham gia, bàn bạc và thực hiện nội dung, chương trình xây dựng NTM. Qua đó, nhận thức của cán bộ và người dân được nâng lên, mọi người dân đều thấy rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng NTM; trong xây dựng NTM nhân dân là người làm chủ, Nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ một phần. Nhiều địa phương có những phương pháp đột phá, cách làm hay. Nổi bật như xã Hồ Sơn, sau khi được tuyên truyền, hiểu rõ lợi ích từ giao thông nông thôn mang lại, người dân trong xã đã tích cực tham gia hiến đất, ủng hộ ngày công và tiền. Đến nay, xã Hồ Sơn huy động đóng góp, ủng hộ được trên 1,9 tỷ đồng và trên 6.000m2 đất ruộng, đất thổ cư để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Tuy đất canh tác ít nhưng nhiều hộ gia đình tự nguyện hiến trên 200m2 đến hơn 400m2 đất ruộng, để xây dựng giao thông nội đồng, như gia đình ông Trần Văn Pháp, người dân tộc Sán Dìu thôn Làng Hòa.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đến nay, huyện Tam Đảo huy động nhân dân ủng hộ, đóng góp gần 40 tỷ đồng; trên 66.000m2 đất thổ cư, đất ruộng; hàng nghìn ngày công; tự dỡ bỏ hàng nghìn mét vuông nhà, tường rào để làm đường giao thông. Toàn huyện cứng hoá được 134,3 km đường giao thông trục xã, đạt 72,99%; 139,11 km đường giao thông thôn xóm; 39,49 km đường giao thông nội đồng. Có 75/104 thôn có nhà văn hóa bằng nguồn vốn của Nhà nước và huy động từ nhân dân... Các dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội được các xã công khai rộng rãi, bàn bạc dân chủ trong cộng đồng dân cư, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đặc biệt, trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhân dân sau khi được họp, bàn bạc và tham gia đóng góp ý kiến, nhiều hộ dân thay vì ỷ nại vào ngân sách của Nhà nước chuyển đổi từ cây lúa sang trồng rau su su cho hiệu quả kinh tế cao...

Đến xã Yên Dương, đi trên những con đường bê tông nối dài liên thôn, chúng tôi nhận thấy bức tranh NTM đang dần hiện lên. Ông Trần Ba Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Dương cho biết: Là một xã miền núi, nằm trong diện Chương trình 135 Chính phủ, Yên Dương có tỷ lệ hộ nghèo cao, trên 80% đường giao thông là đường đất. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, từ cách nói cho dân hiểu, giải thích cho dân nghe về mục đích, ý nghĩa NTM và phát huy quyền làm chủ của nhân dân “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Xã Yên Dương huy động đóng góp được trên 240 triệu đồng, gần 6000m2đất, 1.200 ngày công để xây dựng các hạng mục công trình nông thôn mới như đường giao thông, nhà văn hóa. Đến nay, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước được đầu tư nâng cấp, cải tạo; 100% đường giao thông trục xã được bê tông hóa; có hệ thống thống công trình thủy lợi đạt chuẩn theo tiêu chí; 53% hộ dân sử dụng nước sạch vệ sinh; 100% hộ dân sử dụng điện lưới Quốc gia; 72% hộ dân đạt tiêu chuẩn về nhà ở.

Phát huy vai trò QCDC ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, với phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng, lấy sức dân là chính. Huyện Tam Đảo đã, đang khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên của người dân trong quá trình tham gia xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế. Đến cuối năm 2014, toàn huyện có 3/8 xã (37%) xã đạt chuẩn nông thôn mới và phấn đấu cuối năm 2018, 100% các xã trên địa bàn huyện Tam Đảo đạt chuẩn nông thôn mới.

Bài, ảnh Thanh Tuyền
Theo baovinhphuc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn, nhân dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261

Máy chủ tìm kiếm : 63

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 52397

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 230652

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60552609