12:01 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Yên chung sức, chung lòng

Thứ năm - 28/02/2013 20:59
Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG XD NTM, Phú Yên đã huy động các nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Phong trào "Chung sức, chung lòng xây dựng NTM" lan rộng khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi.

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC

Thống kê của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Phú Yên, tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân thuộc các chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh năm 2012 khoảng 2.266,2 tỉ đồng.

Từ nguồn vốn trên, đầu tư 95 tỉ đồng xây dựng 16 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư, nhà lưu niệm, sân thể thao… Gần 60 tỉ đồng xây dựng 77 tuyến đường giao thông, kênh mương nội đồng. Bên cạnh đó đầu tư trên 39 tỉ đồng hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các làng nghề chế biến nước mắm, cá cơm ở TX Sông Cầu; đan lát, trồng dâu nuôi tằm ở huyện Tây Hòa và khu trưng bày sản phẩm và khu nuôi trồng thủy sản ở huyện Tuy An và TP Tuy Hòa.

Lĩnh vực nông nghiệp đầu tư 56,6 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai 5 mô hình giảm nghèo bền vững về chăn nuôi bò sinh sản và trồng cao su ở 7 xã nghèo thuộc các huyện Sơn Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, Sông Hinh. Ngoài ra các dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung (ADB, AFD), dự án lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên tỉnh Phú Yên (ADB, TFF), dự án khôi phục và quản lý rừng bền vững (KFW6), hỗ trợ phát triển SX nông, lâm, ngư nghiệp…

Từ việc đầu tư của các chương trình dự án của Nhà nước, các địa phương phát huy nội lực cộng đồng, làm tốt công tác tuyên truyền nên thời gian qua phong trào nhân dân hiến đất và tài sản trên đất có giá trị lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đang phát triển rộng khắp từ đồng bằng đến miền núi. Đến nay có trên 348,6 tỉ đồng vốn các tổ chức, cá nhân đóng góp bằng tiền mặt, vật liệu, công lao động, đất đai vào lĩnh vực xây dựng NTM.

Cầu Nguyên Cam nằm trên tuyến đường liên thôn thuộc xã Sơn Nguyên (Sơn Hòa) dài 12 m, rộng 3,5 m. Đây là cầu đầu tiên sử dụng nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với kinh phí đầu tư 1,3 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM 700 triệu đồng, huy động sức dân đóng góp 125 triệu đồng (chiếm gần 10% vốn đầu tư công trình), còn lại vốn đối ứng của địa phương.

Ồng Lê Thanh Lai, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, cho biết: "Việc đưa cầu Nguyên Cam vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ở xã miền núi Sơn Nguyên trong vận chuyển nông sản, nhất là vào mùa mưa lũ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương".


Liên kết thực hiện mô hình lúa chất lượng cao trong xây dựng NTM

Thống kê của UBND huyện Tây Hòa, qua 2 năm thực hiện chương trình, từ các nguồn vốn lồng ghép đầu tư xây dựng 32 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, với vốn đầu tư trên 21 tỉ đồng, trong đó huy động đóng góp người dân và DN tại địa phương hơn 6,6 tỉ đồng, riêng xã điểm Hòa Phong huy động trên 2,5 tỉ đồng.

Ông Trần Trọng Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa, cho biết: "Thời gian qua huyện chúng tôi đã phát huy nội lực cộng đồng, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ của Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí. Thời gian đến đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và người dân tham gia phong trào “Chung sức xây dựng NTM” do tỉnh phát động”.

Đi trên trục đường liên thôn Hiệp Đồng - Phước Lương của xã Hòa Xuân Đông (Đông Hòa), chúng tôi được biết gần 1 km đường do 20 hộ người dân trong thôn tự nguyện hiến đất. Hộ hiến ít nhất 6 m2, nhiều nhất lên đến 40 m2. Đây là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng NTM góp phần cơ bản thay đổi diện mạo thôn xóm.

Xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa) đã huy động được sức dân xây dựng 6 tuyến đường dài gần 2,6 km, kinh phí đầu tư 2,1 tỉ đồng, nhân dân đóng góp 30% vốn. Những con đường đất quanh co, lầy lội giờ đã được thảm bê tông tạo diện mạo mới cho bộ mặt làng quê.

QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ

Theo Ban chỉ đạo xây dựng XD NTM tỉnh Phú Yên, đến nay 91/91 xã hoàn thành phê duyệt quy hoạch NTM cấp xã, 100% số xã đã hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng xã NTM. Việc hoàn thành quy hoạch và đề án xây dựng NTM có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở cho việc thực hiện xây dựng các tiêu chí NTM. Tuy nhiên, cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế đó là chính quyền ở một số xã còn yếu chưa hình dung đầy đủ nội dung công tác quy hoạch xây dựng NTM.

"Trong thời gian đến các cấp, các ngành cần bám sát hiện trạng thực hiện 19 tiêu chí về xây dựng NTM, xác định đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Qua đó phải quyết tâm chính trị với sự chung sức, chung lòng của toàn dân trên địa bàn tỉnh trong xây dựng NTM",ông Đào Tấn Lộc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên.

Khắc phục tình trạng trên, giải pháp Ban chỉ đạo XD NTM tỉnh Phú Yên đưa ra là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, xã trong công tác ưu tiên chỉ đạo điểm kết hợp với đẩy mạnh triển khai trên diện rộng nhằm đảm bảo tăng số xã đạt chuẩn NTM. Qua đó tăng số tiêu chí đạt chuẩn hằng năm và xác định rõ mục tiêu, nội dung cụ thể thực hiện từng năm.

Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc phân tích: “Thời gian đến ưu tiên vốn cho các xã điểm đầu tư các công trình, dự án đã được xác định ưu tiên đầu tư trong đề án. Những tiêu chí cần ít vốn, dân tự tổ chức làm được thì tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện, hoàn thành sớm. Trong năm 2013 tỉnh hỗ trợ 100% tiền mua xi măng và chi phí vận chuyển xi măng cho việc thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn và các cống giao thông qua đường nông thôn; hỗ trợ chi phí quản lý là 2 triệu đồng/km đường bê tông; còn lại xã và nhân dân chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, thi công và các chi phí khác. Để hoàn thành mục tiêu của chương trình, phải có sự quyết tâm phấn đấu rất cao các cấp, các ngành, sự chung sức chung lòng của toàn dân.

Minh tâm sưu tầm:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 722

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 721


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1523800

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74570771