01:23 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thi viết “Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế”: Làm cho mình để dân tin

Thứ bảy - 11/08/2012 22:21
Khi bà con đến bàn tán về chuyện đổ đất vào hốc đá để trồng ngô, người lính không nản lòng. Các anh quyết tâm “làm cho mình để dân tin”. Sau vài tháng, thung lũng toàn đá đã được phủ lên màu nâu của đất...

 

Đá Hà Giang chỉ một loại tai mèo nhọn hoắt. Điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân là Đoàn Kinh tế - quốc phòng 314. Tưởng vùng toàn đá trắng sẽ vắng bóng người, nhưng không, màu xanh của lúa, của ngô, của hương bạc hà đang dần chế ngự núi non trùng điệp.

Giữ nước trên núi đá

Đại tá, Chính uỷ Giàng Seo Sào nói một câu đậm chất đồng bào: "Phải làm con của bản mới hiểu được bản đấy”. Sau này, khi tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thực sự khâm phục những người lính. Đất canh tác ít, không có điều kiện chăn nuôi vì quân số thường xuyên vắng mặt, vậy mà lúc nào trâu, bò, lợn, gà của bộ đội cũng đầy chuồng, rau xanh kín vườn... Không những vậy, các anh còn giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở đây phương pháp trồng ngô, lúa cho năng suất cao hơn trước.

Bộ đội hướng dẫn dân bản cách trồng rau xanh.

Năm 2005, Đoàn 314 được thành lập. Nơi họ đứng chân là bản Xín Mần thuộc xã Xín Mần, huyện Xín Mần (Hà Giang). Tứ bề núi đá cao bao bọc, chỉ có một thung lũng nhỏ vừa đủ cho mấy nóc nhà dựng tạm. Mùa khô gần như quanh năm, lúc nào cũng thiếu nước. Không ai nói một lời nhưng trong thâm tâm những chàng lính trẻ biết rằng, mình phải đối phó với sự khắc nghiệt này.

Cái lán đầu tiên dựng lên cũng là lúc bộ đội đưa được nguồn nước trên khe núi về. Nước đi theo con đường dự án, nghĩa là có bể đầu nguồn, có ống dẫn và bể chứa nhưng nước vẫn chảy nhỏ giọt, phải tiết kiệm tối đa nếu không sẽ thiếu nước sinh hoạt. Bộ đội phải nghĩ cách mà giữ nó để phục vụ cho sản xuất.

Cách đơn giản nhưng phải nghĩ mới ra. Họ đào hố lấy đá kè thành bờ cao, lại dùng cọc đóng xung quanh để giữ kè, bên trong lót tấm nylon giữ nước. Có nước thì có sự sống. Đành rằng là thế, nhưng vùng này đá tai bèo nhấp nhô ken kín nhau, nước chảy mãi chỉ làm cho đá mòn đi. Sự lãng phí đó lại hình thành trong các anh một ý tưởng khác, đó là lấy đất đổ vào hốc đá trồng ngô, trồng rau.

Cách làm này không có gì mới so với đồng bào Mông ở đây. Họ đã làm thế hàng ngàn năm nay rồi, di cư đi nơi khác cũng làm thế, người mới chuyển về cũng vậy.

Bí thư Đảng uỷ xã Vàng Văn Khún và bà con thấy bộ đội làm thì bảo nhau: "Bộ đội cũng giống bọn mình cả thôi”. Chính uỷ Giàng Seo Sào cũng thế, anh là người Mông, sinh ra ở xã Lao Chải (Vị Xuyên, Hà Giang) cùng gia đình làm như vậy nhiều năm mà cái đói vẫn trùm lên cả gia đình. Từ ngày đi bộ đội được bồi dưỡng, học tập, trình độ văn hoá nâng cao, anh thấy cách đổ đất vào hốc đá để trồng ngô của người Mông là rất đúng, rất hay và phù hợp với đặc trưng ở đây, nhưng cái họ thiếu là kiến thức, không có kiến thức như người mù lội sông.

Đưa đất lên cao nguyên

Khi bà con đến bàn tán về chuyện đổ đất vào hốc đá để trồng ngô, người lính không nản lòng. Các anh quyết tâm “làm cho mình để dân tin”. Lúc mới đặt chân, thung lũng toàn đá, sau vài tháng nó đã được phủ lên màu nâu của đất. Khác hẳn với bà con, các anh không cho từng vốc đất vào mỗi hốc đá mà lấy đá quây thành ô để tăng diện tích và đổ đất được nhiều hơn. Lúc đầu là một mảnh, sau đó toàn bộ thung lũng đã kín đất. Phía dưới là ao đầy nước. Trên ngô, dưới nước là vô cùng thuận lợi rồi, không sợ "cháy" như mọi năm.

Tại buổi họp thôn, Chính uỷ Giàng Seo Sào chỉ nói một câu: "Muốn hết đói thì phải đưa được đất và nước về cao nguyên đá này", nhưng chẳng ai tin, kể cả trưởng, phó thôn bản. Họ cũng đưa đất về rồi, còn nước lấy từ trời, khi nào có mưa thì trồng ngô, hạn hán thì di cư đi nơi khác kiếm ăn, nghèo đói cứ dai dẳng bám chặt từng nóc nhà.

Mùa ngô đầu tiên của bộ đội lá xanh mướt, cây mập như cán cuốc. Bà con đi nương qua ai cũng dừng lại ngắm. Họ thấy bộ đội xới xới, vun vun và tưới nước, tưới phân cho nó. Lúc cây ngô trổ cờ, bộ đội dùng giấy cuộn lại thành hình cái phễu, lại dùng tay gạt phấn của nó vào đó và đổ lên râu ngô. Khi làm bộ đội đều mời bà con đến xem, chỉ xem thôi không giải thích, vì có giải thích lúc này hiệu quả cũng không cao, các anh muốn chờ đến ngày thu hoạch để chứng minh.

Rồi ngày ấy cũng đến. Đó là một buổi sáng đẹp trời, bà con đứng chật nương. Họ thấy lạ quá, vì chiều qua cả nương ngô còn cao quá đầu, vậy mà sáng nay, phần ngọn đã bị phạt ngang chỉ còn trơ lại quả và gốc. Có cây được 2 bắp to ngang nhau, trắc nịch, nặng như đá, hạt đều tăm tắp.

Chủ tịch xã Vàng Văn Khún so sánh: "Ngô bộ đội khác ngô của dân bản ta quá". Chờ mọi người đông đủ, Chính uỷ Giàng Seo Sào mới giải thích cặn kẽ từng việc làm. Anh nói bằng tiếng Mông nên bà con rất dễ hiểu. Tuy nhiên, Chính uỷ Giàng Seo Sào vẫn suy tư, anh thấy nhiệm vụ tuyên truyền bước đầu đã đi vào lòng dân, bộ đội làm mẫu cho dân tin, dân thấy nhưng cái khó là họ phải tự biết cách làm lấy.

Làm cho dân để dân làm

Tưởng rằng mọi chuyện sẽ suôn sẻ nhưng đúng là làm thay đổi cả nếp nghĩ đã ăn sâu và trở thành phong tục tập quán thì vô cùng khó khăn. Người Mông đã quen sống trên núi đá cao, để đến từng hộ cũng mất nửa ngày đi bộ. Đã có nhiều đoàn công tác tới vận động bà con "hạ sơn" song họ không nghe. Những người lính lại đau đáu nỗi niềm trăn trở, chỉ khi nào đồng bào xuống núi thì cuộc sống mới khá dần lên được.

Hiệu quả lớn nhất Đoàn Kinh tế - quốc phòng 314 làm được là vận động thành công người Mông huyện Xín Mần (Hà Giang) đưa cây ngô xuống chân núi đá để trồng. Trước đây phần lớn hộ dân trong thôn bản sống trên cao, mọi sinh hoạt, trồng cấy đều diễn ra ở đó nên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên.

Người tiên phong không ai khác là cán bộ. Cán bộ to, cán bộ bé đều xuống hết, xuống để làm gương, xuống để trồng ngô, cấy lúa làm mẫu cho dân tin. Chính uỷ Giàng Seo Sào nhận thấy, khi các hộ dân đã có cuộc sống ổn định thì bộ đội cũng được nhờ, cần hoặc thiếu gì cứ vào dân là có hết. Suy nghĩ ấy đã được anh em đồng tình ủng hộ. Một chiến dịch khác lại hình thành: "Làm cho dân để dân làm".

Bộ đội phối hợp với chính quyền địa phương mở lớp bồi dưỡng về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt. Cử các tổ đội từ 3-5 người trực tiếp thực hiện "3 cùng" với bà con. Bộ đội chỉ tay từng người, nói cụ thể cách làm, thời điểm thích hợp để chăm sóc, phương pháp chẩn đoán bệnh và cách chữa trị cho gia súc, gia cầm. Sau này có người còn nói: "Mình phải bắt đền bộ đội thôi, trồng ngô trên đá sao quả không to như của bộ đội?".

Bộ đội đến xem thấy bà con làm chưa đúng cách, không biết chọn thời điểm để chăm sóc, cùng với nó là trên cao gió rít quanh năm. Bằng tình cảm và trách nhiệm, các anh đã tuyên truyền, vận động bà con làm theo cách mới, canh tác đúng phương pháp tiến bộ, qua một vụ, hai vụ rồi nhiều mùa lúa nặng trĩu bông, nhà nào cũng có thóc mẩy bám đầy khói bếp, bà con khâm phục bộ đội lắm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 27056

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 847294

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71074609