14:52 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm đường “xuất ngoại” cho thịt lợn

Thứ hai - 08/09/2014 03:21
Nam Định cùng với Thái Bình sẽ là hai địa phương tiên phong được Bộ NN-PTNT lựa chọn xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) để cung cấp sản phẩm chăn nuôi phục vụ XK.
Tìm đường xuất ngoại cho thịt lợn
Bộ trưởng Cao Đức Phát (thứ 2 từ trái sang) thăm trại chăn nuôi của Cty TNHH Thái Việt (Giao Thủy, Nam Định)

Đây là nội dung quan trọng đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng lãnh đạo tỉnh Nam Định bàn bạc và thống nhất triển khai trong chuyến làm việc của Bộ NN-PTNT với tỉnh Nam Định diễn ra vào cuối tuần qua.

Lấy trục Nam Định - Thái Bình thí điểm

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

Đánh giá về tiềm năng ngành nông nghiệp của tỉnh Nam Định, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, bên cạnh các thế mạnh về SX lúa chất lượng cao, chăn nuôi - thủy sản gắn với chế biến của Nam Định còn dư địa rất rộng lớn.

Đồng tình cao với chủ trương xác định hai đối tượng vật nuôi là lợn và gà làm chủ lực trong thời gian tới, tuy nhiên Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng Nam Định cần đặc biệt chú trọng vào chăn nuôi lợn, với mục tiêu không chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa mà quan trọng nhất là hướng tới XK.

Theo Bộ trưởng, với thị trường nội địa 90 triệu dân, nhu cầu của nhiều sản phẩm chăn nuôi hiện đã cơ bản bão hòa, trong đó có gia cầm và lợn. Vì vậy, việc khai thông thị trường XK sản phẩm chăn nuôi đang là bài toán sống còn của ngành chăn nuôi nước ta, trong đó có Nam Định.

Tuy nhiên, bên cạnh khả năng cạnh tranh, vướng mắc lớn nhất để XK được sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đang nằm ở vấn đề ATDB hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Rất nhiều thị trường, đặc biệt là Nga hiện nay có nhu cầu NK thịt lợn của Việt Nam rất tốt, tuy nhiên hiện các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn của họ về ATDB, có sự chứng nhận của OIE (Tổ chức Thú y thế giới) đối với một số bệnh như lở mồm long móng, dịch tả lợn...

“Trong khi chúng ta chưa đủ sức để làm cho cả nước sạch bệnh, Bộ NN-PTNT chủ trương sẽ chọn một số địa phương để xây dựng các vùng ATDB, sau đó mời Tổ chức Thú y thế giới xác nhận để có thể XK đi bất kỳ thị trường nào.

“Nam Định đã từng có quan điểm muốn đưa công nghiệp vào thật nhanh để tăng thu ngân sách, nhưng cuối cùng đã xác định lại phải bắt đầu tư nông nghiệp. Cho dù khi đóng góp GDP của nông nghiệp của tỉnh chỉ còn 10% đi chăng nữa thì về bản chất Nam Định sẽ vẫn là một tỉnh nông nghiệp.
Tuy nhiên thời gian qua, nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là chăn nuôi vẫn còn nhiều vấn đề băn khoăn khi tốc độ phát triển và chuyển dịch còn chậm, sản phẩm chủ lực còn chưa rõ... Vì vậy về chủ trương của Bộ NN-PTNT trong việc xác định xây dựng vùng chăn nuôi hướng tới XK tại Nam Định, chúng tôi hết sức ủng hộ và sẽ tạo điều kiện tối đa”, ông Phạm Hồng Hà, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định.

Trước mắt, Nam Định cùng với Thái Bình sẽ là hai địa phương mà Bộ NN-PTNT lựa chọn để xây dựng vùng ATDB nhằm tạo sản phẩm XK, trong đó trước hết, lợn sẽ là đối tượng đầu tiên”, Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị tỉnh Nam Định cần có đề án riêng và dành các chính sách đồng bộ để triển khai trong quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, trên cơ sở chuỗi liên kết giữa DN, nông dân, HTX hoặc tổ chức của nông dân đứng giữa, khuyến khích tối đa DN..., trong đó đặc biệt trước hết để xây dựng vùng chăn nuôi lợn ATDB phục vụ XK.

Lợi thế xây dựng vùng ATDB

Về triển vọng kiểm soát dịch bệnh và xây dựng vùng ATDB, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, đánh giá: Thời gian qua, mặc dù việc kiểm soát vận chuyển tại các nút phía nam tỉnh Nam Định còn chưa thực sự chặt chẽ.

Tuy nhiên suốt thời gian dài vừa qua, Nam Định cùng với nhiều tỉnh đã duy trì kiểm soát rất tốt dịch bệnh, từ tháng 5/2013 đến nay chưa để xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Đây là tín hiệu đáng mừng để lấy đà làm tiền đề cho việc xây dựng vùng ATDB thời gian tới.

“Nam Định (cùng với Thái Bình) có hệ thống sông ngòi dày đặc bao quanh các điểm dân cư. Đây là điều kiện lợi thế hết sức quan trọng để xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh nhằm hướng tới XK sản phẩm chăn nuôi”, ông Đông nhận xét.

Cục trưởng Cục Thú y cũng cho biết, hiện một số DN phía Bắc, trong đó có các DN tại Nam Định cũng đã XK được các sản phẩm thịt lợn XK sang một số thị trường như Nga, Malaysia, Hồng Kông...

16-55-57_dscf1472

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT thăm mô hình trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại Nam Định

Hiện tại, Cục Thú y đã làm việc với các nước bạn về tiêu chuẩn ATDB mà họ đặt ra để xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát ATDB cho các vùng nguyên liệu chăn nuôi phục vụ XK, đặc biệt trước hết sẽ tập trung vào 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình. Hiện tại, Cục Thú y phối hợp với Cục Chăn nuôi đã xây dựng xong đề án xây dựng vùng ATDB làm cơ sở để triển khai cụ thể.

Trong khi đó, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng, với lượng thịt lợn sữa XK hiện nay mỗi năm khoảng 5.000 tấn, trong tương lai, Nam Định hoàn toàn có thể xác định để xây dựng các vùng chuyên chăn nuôi lợn sữa phục vụ XK, với nái chuyên sinh sản ở mức cao như 20 con/lứa, chỉ chuyên dùng cho XK lợn sữa.

Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu xây dựng vùng ATDB, Nam Định cần phải sớm xây dựng các thủ tục chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm lợn sữa XK truyền thống, tạo điều kiện mở rộng thêm các thị trường XK khác.

Ông Vân cũng cho biết, Nam Định là 1 trong 4 tỉnh đã được Bộ NN-PTNT lựa chọn thí điểm thực hiện quản lí lợn đực giống trong năm 2014 nhằm tăng cường chất lượng con giống. Đến thời điểm này, Nam Định là tỉnh có tiến độ thực hiện rất nhanh. Đây sẽ là cơ sở để Cục Chăn nuôi cũng như tỉnh Nam Định rút ra bài học trong việc xây dựng các cơ chế quản lí nhà nước cho ngành chăn nuôi một cách chặt chẽ.

Bên cạnh đó, hiện Chính phủ cũng vừa ký quyết định chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi nông hộ, đây cũng sẽ là đòn bẩy cùng với các chính sách khác của Bộ NN-PTNT nhằm xây dựng vùng nguyên liệu chăn nuôi XK, trước mắt là thịt lợn.

Kiến nghị về các chính sách cho lĩnh vực chăn nuôi tại buổi làm việc với Bộ trưởng Cao Đức Phát, ông Đoàn Hồng Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định mong muốn Bộ NN-PTNT tạo điều kiện cho Nam Định được hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam sớm xây dựng Trung tâm lợn giống chất lượng cao (dòng lợn Pie’train kháng stress) nhằm tạo đột phá cho việc cải tạo chất lượng đàn lợn giống của tỉnh, đồng thời tiến tới cung cấp nguồn giống cho khu vực nam vùng ĐBSH.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thống nhất đồng ý với mong muốn của UBND tỉnh Nam Định. Bộ trưởng cho biết sẽ tạo mọi điều kiện, đồng thời chỉ đạo các đơn vị của Bộ NN-PTNT phối hợp chặt chẽ với Nam Định trong thời gian tới trong chiến lược xây dựng vùng chăn nuôi hướng tới XK của tỉnh.

Lê Bền
Nguồn: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 450


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1534012

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74580983