11:40 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vai trò “chủ thể” ngày càng đậm nét

Thứ năm - 05/12/2013 21:48
Một trong những dấu ấn chỉ đạo đậm nét của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh là việc xác định lại cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho chương trình này.
Người dân nắm lấy vai trò chủ thể

Trao đổi sâu hơn với phóng viên NTNN về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh cho biết: Năm 2011, khi bắt đầu thực hiện chương trình, ngân sách nhà nước có hỗ trợ tương đối lớn (1.500 tỷ đồng), người dân và cả một số cán bộ cơ sở có xu thế trông chờ ỷ lại. Lãnh đạo tỉnh nhận thấy rằng, muốn chương trình thành công, người dân phải là chủ thể NTM, việc xây dựng NTM là xây dựng cho chính mình, cho thôn bản, xã mình chứ không phải xây dựng cho cấp trên. 

Thanh niên tình nguyện Quảng Ninh làm đường giao thông.
Thanh niên tình nguyện Quảng Ninh làm đường giao thông.

Vì vậy, Quảng Ninh đã có chuyển hướng chỉ đạo để chính quyền cùng người dân chủ động tham gia. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ những gì cần thiết nhất. Từ năm 2012, Quảng Ninh xác định nguồn vốn hỗ trợ xây dựng NTM chỉ còn có 500 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Đến năm 2013, số vốn này rút xuống còn 300 tỷ đồng, ưu tiên hỗ trợ sản xuất. 

“Rất mừng là sau 2011, từ chỉ đạo của tỉnh cơ cấu nguồn vốn trong đầu tư vào nông thôn thay đổi lớn, nguồn vốn tín dụng tăng lên rất nhanh, huy động của nhân dân tăng nhanh, cho dù nguồn vốn đầu tư ngân sách giảm. Nếu như “cho không”, người dân sẽ ỷ lại, nhưng mình hỗ trợ để người dân chủ động vay vốn đầu tư sản xuất thì họ phải tính toán làm ăn hiệu quả và cơ quan hỗ trợ vốn là ngân hàng chính sách thì cũng phải tính hiệu quả cho vay. Đây chính là vấn để chuyển đổi lớn về mặt huy động nguồn lực”, ông Nguyễn Đức Long chia sẻ. 

Đột phá vào khâu cán bộ

Theo ông Nguyễn Đức Long, trong thời gian qua, Quảng Ninh hết sức quan tâm đến công tác cán bộ nông thôn mới, trong đó tập trung vào việc thi tuyển cán bộ từ tỉnh đến cơ sở. Tỉnh ưu tiên các cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc. “Trong vấn đề cán bộ nông thôn mới, chúng tôi xác định cần tăng cường ở những vùng tập trung, lấy công nghiệp dịch vụ dẫn dắt phát triển nông thôn, cán bộ phải nắm bắt được tư duy thực tiễn, chuyển tải được định hướng từ tỉnh đến địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân thực hiện, tập trung sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ, đưa doanh nghiệp vào, thay đổi tư duy cũ là tự thỏa mãn, không muốn thay đổi” – ông Long nhận định. 

Khoảng cách giàu nghèo ở các vùng miền ở Quảng Ninh, theo ông Long đang ở mức 8 lần. Quảng Ninh đang cố gắng giảm khoảng cách này, mà muốn làm được điều đó phải đổi mới cán bộ theo hướng trẻ hóa, lấy năng lực trình độ, nhận thức làm trọng; vừa giữ được truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc, nhưng phải thay đổi được tập quán lạc hậu thói quen trong sinh hoạt, vệ sinh môi trường...

Trở lại với rừng và biển

Quảng Ninh nhận thấy rằng, muốn chương trình thành công, người dân phải là chủ thể NTM, việc xây dựng NTM là xây dựng cho chính mình, cho thôn bản, xã mình chứ không phải xây dựng cho cấp trên, làm hình thức.

Tiềm năng phát triển kinh tế rừng và thủy sản ở Quảng Ninh rất lớn, hiện nay, chưa được khai thác hết, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Để “đánh thức” tiềm lực này, ông Long cho biết, Tỉnh ủy Quảng Ninh dự kiến ban hành Nghị quyết phát triển thủy sản đến 2020, hướng xác định các vùng tập trung, gốc là vấn đề liên quan đến giống. 

Quảng Ninh sẽ xây dựng trung tâm giống thủy sản để làm chủ được con giống (chủ yếu là giống nhuyễn thể) ở Đầm Hà, huy động xã hội hóa, trong đó tỉnh đầu tư hạ tầng. Về đánh bắt xa bờ, hiện nay số lượng phương tiện đánh bắt xa bờ của tỉnh giảm so với giai đoạn trước, chỉ còn trên 10% tổng số phương tiện. Vì vậy phải hướng dẫn bà con cách đánh bắt như thế nào, hỗ trợ kỹ thuật ra sao, ngư trường thế nào, nhất là dịch vụ hậu cần nghề cá. Tỉnh đang hoàn chỉnh xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở Cô Tô, hiện nay đã hoàn thành giai đoạn 1, sẽ đưa vào khai thác. Khi đã có điện lưới, nơi đây sẽ cung cấp được dầu, đá, chế biến, bảo quản, sẽ thu hút nhiều tàu thuyền đến đây đánh bắt.

Trong nông nghiệp, tỉnh cũng đang đưa các giống mới năng suất cao, thí điểm cánh đồng mẫu ở Đông Triều, Đầm Hà, Hải Hà. Với các vùng núi cao sẽ phát triển các cây, con, xây dựng thương hiệu ba kích Ba Chẽ, miến dong Bình Liêu, gà Tiên Yên… Thị trường Quảng Ninh tiêu thụ lượng nông hải sản lớn, nhưng sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Về chế biến lâm nghiệp, vừa qua tỉnh Quảng Ninh hạn chế tình trạng bán thô, khuyến khích chế biến sâu, làm tăng giá trị cho doanh nghiệp và người trồng rừng. 
Hoàng Anh Tuấn – Lam Giang
Nguồn danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 52648

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1058350

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72741059