Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh Thanh Sơn)
Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch UBTW MT TQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTW MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, lãnh đạo các Bộ, ngành , Đoàn thể Trung ương, lãnh đạo MTTQ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã đến dự.
Báo cáo đánh giá tại hội nghị cho biết: Sau 20 năm triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và 15 năm Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã khẳng định chủ trương thực hiện Cuộc vận động phù hợp với lòng dân, ý Đảng, mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, được sự hưởng ứng nhiệt tình của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Qua thực tiễn 20 năm triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và 15 năm Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động.
Hội thảo cũng đề cập đến những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Đồng thời, để tiếp tục thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chương trình mục tiêu của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp phần giải quyết những vấn đề thiết thực ở cơ sở, địa bàn dân cư, Hội thảo đề cập đến nội dung: Từ kết quả 2 cuộc vận động, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trọng tâm là góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.
Đề án nhằm mục đích đổi mới nội dung cuộc vận động góp phần thực hiện đảm bảo lộ trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững của Chính phủ giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo. Đồng thời, đổi mới phương thức triển khai cuộc vận động theo hướng giảm các nội dung trùng lắp, xác định mục tiêu thiết thực, rõ ràng; xây dựng khung tiêu chí đánh giá các nội dung thực hiện cụ thể, cơ bản phù hợp với từng vùng miền. Ngoài ra, thông qua triển khai cuộc vận động, phối hợp cùng Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ để từng bước hình thành các Trung tâm hoạt động cộng đồng.Bên cạnh đó, Đề án đánh giá khái quát 20 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Định hướng đổi mới Cuộc vận động giai đoạn 2015 – 2020.
Tại Hội thảo, đại đa số các đại biểu đều nhất trí với nội dung của Đề án. Theo các đại biểu, hai cuộc vận động này đã diễn ra khá lâu (gần 20 năm và 15 năm), do đó nhiều hoạt động lặp đi lặp lại, từ đó dẫn đến một số hoạt động mang tính thành tích, hình thức. Vì vậy, việc thay đổi, bổ sung một số vấn đề nội dung của Đề án là cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Về tên gọi, từ hai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo” đổi tên thành Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững”, nhiều đại biểu không đồng ý với tên gọi này vì quá dài. Các đại biểu cho rằng cần đưa ra một cái tên ngắn gọn, bao hàm được cả hai nội dung trong đó nhấn mạnh vào việc xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Theo một số đại biểu, “đô thị văn minh” đã bao hàm ý “giảm nghèo”.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết: Trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, nơi nào có sự vào cuộc mạnh hơn của Mặt trận và các đoàn thể thì sẽ vận động nhân dân tham gia sâu hơn vào các khâu từ khâu làm quy hoạch đến việc xác định các việc ưu tiên thực hiện trước. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhất trí là Đề án phải có đổi mới về cách làm trong đó phải đưa ra được những tiêu chí cụ thể. Để vận động nhân dân phải nói rõ cho nhân dân về chủ trương, mục tiêu, cách làm; hơn nữa vận động không chỉ hô hào mà cái quan trọng nhất là minh bạch và dân chủ, tạo niềm tin của nhân dân vào chương trình.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng: Việc từng bước hình thành Trung tâm sinh hoạt cộng đồng đây là cái cần phải có, quan trọng là cách hình thành và sử dụng như thế nào. Nhà Văn hóa thôn không chỉ là nơi để hát mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng từ thanh niên, khuyến nông, khuyến ngư, cưới hỏi. Thứ trưởng nhấn mạnh: Cách quản lý thì tùy theo xã nhưng tiêu chuẩn người đó phải có trình độ trung cấp, sơ cấp. Vấn đề này có nhiều ý kiến đặt ra: nhiều thôn, bản làng nhà văn hóa ở xa quá, có ý kiến lấy nhà của già làng, trưởng bản làm nhà văn hóa, chúng tôi không đồng ý nhưng khuyến khích sử dụng nhà của già làng, trưởng bản. Hoặc có nơi đề nghị sử dụng đình làng làm nơi sinh hoạt Văn hóa, chúng tôi không đồng ý vì đình làng là nơi linh thiêng nên không thể trở thành địa điểm múa hay nhảy của người dân được./.
Theo: tuyengiao.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn