20:59 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh miền núi Cao Bằng

Thứ tư - 22/10/2014 21:41
Ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn ở nhiều xã, nhất là các xã được chọn làm điểm của tỉnh Cao Bằng đã có những thay đổi rõ nét, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Vậy đâu là bí quyết thành công của tỉnh miền núi Cao Bằng?
Người dân xã Xuân Nội, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) tham gia làm đường thôn, xóm.

Người dân xã Xuân Nội, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) tham gia làm đường thôn, xóm.

 

Dân vận khéo

Trong các tiêu chí xây dựng NTM, đối với tỉnh miền núi như Cao Bằng, tiêu chí giao thông nông thôn được đánh giá là tiêu chí khó khăn nhất vì cần đến nhiều kinh phí, nguồn lực. Thế nhưng, tại xã điểm Nam Tuấn, huyện Hòa An, việc phát triển mạng lưới giao thông rất thuận lợi, được người dân nhiệt tình hưởng ứng, hiến đất, góp tiền, ủng hộ ngày công lao động để xây dựng đường làng ngõ xóm.

Ðến thăm xóm Pác Pan, Nà Khao, đường vào xóm giờ đã được bê-tông hóa sạch đẹp. Phó Chủ tịch UBND xã Nam Tuấn Nông Thị Thoa cho chúng tôi biết: Con đường được làm hoàn toàn bằng nguồn lực của nhân dân, đặc biệt là sự đóng góp của các trưởng xóm. Trưởng xóm Pác Pan Hoàng Văn Viện chia sẻ, đường sá thông suốt, đi lại thuận lợi mới làm ăn được, do vậy nhân dân chúng tôi thống nhất cứ phải làm đường trước. Thế là ông đứng ra vận động bà con làm đường xóm vào năm 2013.

Lúc đầu có chín hộ dân tự nguyện đóng góp mỗi hộ 11 triệu đồng để làm 750 m đường. Ðến năm 2014, các hộ lại tự góp mỗi hộ hai triệu đồng, phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành tuyến đường. Chị Nông Thị Thoa cho biết, được Nhà nước hỗ trợ xi-măng là nhân dân mừng lắm, tự nguyện hiến đất, góp ngày công lao động để tự làm đường.

Ðến nay đã có 12 hộ gia đình đóng góp từ 12 đến 15 triệu đồng và các hộ khác góp từ hai đến sáu triệu đồng để làm đường giao thông. Ðể phong trào được nhiều người ủng hộ như vậy là nhờ những cá nhân nhiệt tình như ông Viện, ông Bảo, nhất là Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Tùy đã tự nguyện góp 15 triệu đồng và vận động thêm nhiều anh em họ hàng cùng đóng góp để xây dựng xóm làng. Qua ba năm triển khai xây dựng NTM, toàn xã đã bê-tông hóa được 11.496 m đường giao thông nông thôn, trong đó nhân dân đóng góp hơn 10 nghìn ngày công và gần hai tỷ đồng, hiến 12.000 m2 đất.

Theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, ông Viện cùng Trưởng xóm Nà Khao Hoàng Quang Bảo ngày đêm vận động nhân dân hiến đất, góp ngày công, góp tiền để xây dựng đường liên xóm, nội đồng. Ðến nay, đường liên xóm Pác Pan - Nà Khao đã được bê-tông hóa hơn 1.500 m cùng nhiều công trình thủy lợi khác phục vụ tốt cho việc đi lại, sản xuất của bà con nhân dân.

Tại xã miền núi Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, từ năm 2011 đến nay, nhờ công tác dân vận tốt đã có 84 hộ tham gia hiến đất làm đường với tổng diện tích hơn 5.892 m2 đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Hiện, xã đã hoàn thiện được 1.700 m đường giao thông nội đồng và 5.710 m đường từ trung tâm xóm đến xã được bê-tông hóa. Tại đây, nhiều hộ gia đình tiêu biểu trong phong trào xây dựng NTM như gia đình anh Triệu Vần Chòi ở xã Ca Thành hiến 2.350 m2 đất xây dựng trường học, gia đình ông Hoàng Văn Thông xã Quảng Hưng hiến 3.000 m2 đất để làm đường giao thông, gia đình anh Lê Minh Ðức hiến 510 m2 để xây dựng nhà văn hóa xóm...

Việc khó cũng thành công

Nhờ làm tốt công tác dân vận, tại xã Hưng Ðạo (TP Cao Bằng), được Nhà nước hỗ trợ xi-măng, còn lại người dân tự nguyện quyên góp tiền, hiến đất để xây dựng hệ thống giao thông. Chủ tịch UBND xã Hoàng Thị Hoa cho rằng, nhận được sự đồng thuận cũng như sự nhiệt tình chung sức của nhân dân trong xây dựng NTM, trước tiên cần sự đi đầu của đội ngũ lãnh đạo xã, các trưởng xóm, người có uy tín tại xóm làng. Ngay cả gia đình chị cũng đã ủng hộ gần 10 triệu đồng và vận động các hộ lân cận xây dựng được một tuyến đường. Ðồng thời, xã đã phát động phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng NTM" tại tất cả 19 thôn xóm để tạo sức cạnh tranh, cũng như tinh thần thi đua của người dân. Bên cạnh đó, sự tích cực tuyên truyền vận động, lồng ghép trong các cuộc họp giao ban định kỳ hằng tháng, cùng với sự kiên trì trong dân vận mới đạt được hiệu quả. Nhờ vậy, sau ba năm bắt tay xây dựng NTM, Ðảng bộ và nhân dân xã Hưng Ðạo đã hoàn thành được 14 tiêu chí và là một trong ba xã đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Cao Bằng.

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Cao Bằng, từ năm 2011 đến nay, các cá nhân và doanh nghiệp đã đóng góp hơn 44 tỷ đồng, người dân hiến gần 285.000 m2 đất, đóng góp hơn 510 nghìn ngày công lao động, hàng nghìn m3 cát, sỏi, xi-măng. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ở các xã điểm đã thay đổi rõ nét, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Xuân Trường
Nguồn nhandan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1252870

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72935579