15:01 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khai thác thế mạnh xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 17/12/2012 04:16
Quyết tâm đến 2015, các xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

 

Xây dựng cánh đồng liên kết góp phần nâng cao thu nhập
Xây dựng cánh đồng liên kết góp phần nâng cao thu nhập.

 

Để đạt được mục tiêu này, Cao Lãnh từng bước khai thác thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp làm đòn bẩy, tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

Theo thống kê, các xã điểm trên địa bàn huyện Cao Lãnh (gồm: Bình Thạnh, Tân Nghĩa, Gáo Giồng, Mỹ Thọ) đạt được từ 10-12 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 7-10 tiêu chí, tăng từ 2-3 tiêu chí so với năm 2011. Ông Nguyễn Minh Tiền, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: "Công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong năm qua đã đạt được những kết quả khả quan. Nhiều xã đã biết định hướng xây dựng từng tiêu chí cụ thể phù hợp với địa phương. Đồng thời, qua công tác tuyên truyền, người dân đã hiểu nhiều hơn và đồng hành cùng chính quyền địa phương tham gia xây dựng NTM, góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện tiêu chí trong thời gian tới".

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Đồng Tháp, ngoài xây dựng kết cấu hạ tầng, vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất trong xây dựng NTM là tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Mục tiêu hướng đến cuối cùng của chương trình không phải là hoàn thành 19 tiêu chí mà là xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và năng lực làm chủ của người dân. Hướng tới mục tiêu vừa nêu, huyện Cao Lãnh đã đẩy mạnh khai thác lợi thế tiềm năng kinh tế với vườn cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản, lúa gạo… Đặc biệt, xoài Cao Lãnh thời gian qua đã vươn tới thị trường khó tính ngoài nước, huyện đã xây dựng xoài theo hướng an toàn với diện tích 30 ha, mang lại nhiều kết quả về thu nhập cho người nông dân. Vừa qua, hợp tác xã xoài Mỹ Xương đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP, góp phần mang thương hiệu xoài Cao Lãnh đến với thị trường ngoài nước. Ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Chủ nhiệm HTX xoài Mỹ Xương, cho biết: "Hiện nay, thị trường xoài là rất lớn, nguồn cung không đủ cầu. Đối với việc áp dụng trồng xoài theo mô hình an toàn đạt những điểm ưu việt trái to, đẹp, giá bán cũng cao hơn xoài sản xuất truyền thống từ 2.000-4.000 đồng/kg. Theo tính toán hàng năm, mỗi nhà vườn lãi từ trên 100 triệu đồng".

Xã điểm xây dựng NTM của huyện Cao Lãnh là Bình Thạnh cũng đã chọn lựa những mô hình phát triển kinh tế, phù hợp với địa phương nhằm nâng cao thu nhập qua việc phát triển mô hình trồng chanh theo hướng an toàn và phát huy tiềm năng của vùng nuôi trồng thủy sản… Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, nói: "Bình Thạnh là xã cù lao nên có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong xây dựng NTM. Chúng tôi đã mạnh dạn khai thác những tiềm năng của xã. Lợi thế trước mắt là nuôi cá tra và nuôi cá điêu hồng. Riêng mô hình trồng chanh, mỗi mùa vụ người dân lãi từ 60-80 triệu đồng". Ông Bùi Văn Rê, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất chanh an toàn xã Bình Thạnh, khẳng định: "Những năm qua, nhờ cây chanh mà địa phương có nhiều thay đổi đáng kể. Với mỗi công chanh, trừ chi phí, người dân có lãi khoảng 60 triệu đồng. Gia đình tôi cũng nhờ chanh mà cuộc sống dễ hơn, cất nhà khang trang hơn".

Đối với cây lúa, ngoài việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, huyện Cao Lãnh cũng đã từng bước nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo qua việc thực hiện cánh đồng liên kết, với 620 ha trong vụ lúa đông xuân 2012-2013, tiến tới hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty Võ Thị Thu Hà đảm bảo đầu ra, cải thiện thu nhập, đảm bảo có lãi cho người trồng lúa. Bên cạnh đó, địa phương cũng đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tạo thuận lợi cho việc phát triển giao thương đi lại của người dân.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi thì công tác xây dựng NTM trên địa bàn cũng gặp một số khó khăn nhất định. Theo ông Nguyễn Minh Tiền, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, vốn đầu tư xây dựng NTM là rất lớn trong khi nguồn vốn chỉ có giới hạn nên khi triển khai cũng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, tiêu chí nước sạch, môi trường, cơ cấu lao động… tạo nhiều áp lực cho các địa phương xây dựng NTM. Để có thể đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí đối với các xã điểm, thời gian tới, Ban chỉ đạo huyện đề nghị các địa phương đăng ký xây dựng các tiêu chí phù hợp. Bên cạnh đó, xây dựng những tiêu chí ít cần vốn đầu tư, đẩy mạnh các mô hình sản xuất hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguồn: Báo Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 304


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 981708

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71209023