21:18 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Lộc Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vùng biển Lộc Hà tập trung xây dựng Nông thôn mới

Thứ bảy - 07/09/2013 11:00
Là một huyện mới được thành lập, Lộc Hà gặp phải không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong phong trào xây dựng Nông thôn mới. Mặc dù là những xã biển ngang không mấy thuận lợi cho phát triển nông nghiệp song các xã vùng ven biển Lộc Hà đang từng bước khai thác tiềm năng bắt nhịp với cả tỉnh từng bước gây dựng các mô hình nông thôn mới có ý nghĩa.
Vùng ven biển Lộc Hà gồm có 7 xã: Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Mỹ, Thạch Châu, Thạch Bằng, Thịnh Lộc, Thạch Kim với tổng diện tích tự nhiên 5.798 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 2.230 ha. Tuy nhiên với đặc trưng là những xã vùng bãi ngang nên từ trước đến nay đây là vùng có điều kiện thời tiết khá bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mùa nắng nơi đây trở thành những “chảo lửa”, mùa mưa bão nơi đây là nơi đầu sóng ngọn gió lũ lụt triền miên. Đây còn được coi là vùng đất muối, hạt muối làm ra thấm đẫm mồ hôi nhọc nhằn song giá trị chẳng là bao nên người dân nơi đây cũng chẳng còn mặn mà lắm với nghề…

Từ mấy năm trở lại nay, cùng với sự đầu tư ưu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, nhất là từ khi huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở tách một số xã của Thạch Hà và Can Lộc thì vùng biển ngang như đang được tiếp thêm “sức sống mới”. Tiềm năng tưởng như đã ngủ quên đang dần dần được đánh thức với bức tranh nông nghiệp, nông thôn mới. Ông Trần Tú Anh – Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho biết: “Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng ven biển đã được quy hoạch khá hoàn chỉnh và đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện, đặc biệt hệ thống giao thông với trục chính là đường Tỉnh lộ 9 từ Hộ Độ đến Thạch Kim, quy hoạch vùng trung tâm huyện ở xã Thạch Bằng trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực như Lạc, rau củ quả chất lượng cao; chăn nuôi lợn, bò; Nuôi tôm, ngao, khai thác chế biến thủy sản và phát triển du lịch. Cùng với đó huyện phối hợp với tỉnh cũng như địa phương thúc đẩy sản xuất bằng các chính sách cho vay, hỗ trợ: quyết định 24 của UBND tỉnh với tổng mức hỗ trợ 4,756 tỷ đồng; Quyết định 660 và 1143 của huyện 1,4 tỷ đồng; quyết định 26 của UBND tỉnh trong 7 tháng đầu năm 2013 giải ngân hơn 30 tỷ đồng…trên cơ sở đó huyện Lộc Hà đã tập trung xây dựng hàng trăm mô hình sản xuất lớn, nhỏ với hàng chục mô hình có doanh thu trên tỷ đồng tiêu biểu như mô hình chăn nuôi lợn liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam ở xã Thịnh Lộc, nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Kim, Hộ Độ, nuôi bò nhốt ở Bình Lộc, Thạch Bằng… phải nói rằng Lộc Hà đã nỗ lực tìm tòi, giúp người nông dân chuyển đổi sản xuất từ từ trồng lúa, làm muối, làm thuê làm mướn đất khách quê người sang nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, dịch vụ…”.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự tham quan và biểu dương mô hình chăn nuôi lợn của anh Hoàng Trọng Cường tại xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà
 

Cũng theo ông Anh, huyện Lộc Hà cũng đã nỗ lực đưa nguồn nước về với chân ruộng hỗ trợ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp thông qua các dự án của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh nhất là dự án ngọt hóa sông Nghèn. Đi đôi với hệ thống thủy lợi, Lộc Hà đã thực hiện hoàn thành 33,91 km đường bê tông nông thôn đạt 54% kế hoạch, đẩy nhanh cứng hóa đường trục thôn, xóm, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hạn tầng thay đổi hẳn bức tranh nông thôn của cư dân vùng biển nơi đây.

Mặc dù điểm xuất phát xây dựng Nông thôn mới ở Lộc Hà chậm hơn so với các huyện khác, song Lộc Hà cũng đã mạnh dạn gây dựng được các mô hình sản xuất có hiệu quả. Mô hình trang trại chăn nuôi lợn của anh Hoàng Trọng Cường vốn là một thương binh nhưng với nghị lực dám nghĩ dám làm anh đã xây dựng một trang trại lợn theo hướng liên kết, bao tiêu sản phẩm trên bãi cát trắng gần hơn 2ha của xã Thịnh Lộc. Người đàn ông trở về sau  chiến tranh này tâm sự với chúng tôi: “Với sự hỗ trợ từ phía chính quyền cũng như Công ty Cổ phần CP Việt Nam chúng tôi đã xây dựng mô hình này với quy mô 600 con dự kiến doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng/năm, thu nhập trên 700 triệu/năm đồng thời sẽ mang lại thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng cho mỗi lao động làm việc ở đây”. Những con người dám nghĩ dám làm như anh đang từng bước mang những tin hiệu tươi mới đến với vùng đất ven biển này, từng bước khắc họa bức tranh nông thôn mới ở nơi đây.
Đoàn Loan
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 310887

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60632844