05:01 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngày càng nhiều triệu phú chăn nuôi

Thứ năm - 25/04/2013 00:00
Những mô hình chăn nuôi hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ ở Đông Triều đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho nông dân, góp phần thực hiện tiêu chí số 10 (thu nhập) - tiêu chí quan trọng nhất của nông thôn mới.

 

Nuôi lợn quy mô lớn

Gia đình anh Nguyễn Đức Trường (xã Bình Khê, huyện Đông Triều) trước đây chỉ trông vào khoản thu nhập từ cấy lúa và trồng màu. Nhận thấy trồng trọt có nhiều hạn chế nên bắt đầu từ năm 2006, gia đình anh đã chuyển sang chăn nuôi lợn.

Mới đầu, anh nuôi lợn thịt, về sau anh gây nái để đảm bảo chất lượng con giống. Đàn lợn của gia đình anh Trường từ 10 - 20 con ban đầu, bây giờ đã lên tới 400 con lợn thịt và 40 con lợn nái. Năm 2011, gia đình anh đã xuất được 600 con lợn thịt, thu về trên 3 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 1 tỷ đồng.

Ngày càng có nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả từ ứng dụng KHCN xuất hiện và phát triển tại Quảng Ninh.

Anh Trường cho biết: Để đàn lợn phát triển tốt, gia đình anh đã tích cực học hỏi kỹ thuật chăn nuôi lợn từ các cuộc tập huấn của xã, huyện và tỉnh mà anh được tham gia. Khu chuồng trại chăn nuôi được gia đình anh đầu tư xây dựng kiên cố và bố trí rất khoa học, quy củ, đáp ứng 4 công đoạn sinh trưởng và phát triển của đàn lợn- lợn chửa, lợn đẻ, lợn cai sữa và lợn thịt.

Nhờ chăn nuôi khoa học, đàn lợn gia đình anh hầu như không bị mắc bệnh. Trong mỗi chuồng, anh còn bố trí một tủ thuốc để chữa trị bệnh kịp thời. Ở chuồng dành cho lợn đẻ, anh đầu tư hệ thống đèn điện đảm bảo luôn đủ ánh sáng và sưởi ấm cho lợn con mới sinh. Mỗi một giai đoạn sinh trưởng của lợn, anh áp dụng cách chăm sóc riêng. Nhiều bà con trong vùng đã đến học hỏi và anh luôn chia sẻ kinh nghiệm.

Ở huyện Đông Triều, các trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với số lượng lớn như gia đình anh Trường đang ngày càng phát triển, như chăn nuôi lợn ở các xã Bình Khê, An Sinh, Việt Dân, Hồng Phong; các trại chăn nuôi gia cầm ở Hồng Thái Đông, Yên Thọ; chăn nuôi nhím ở An Sinh, Mạo Khê…

Nuôi bò sữa - hướng phát triển mới

Bên cạnh những vật nuôi nói trên, thì nuôi bò sữa ở Đông Triều đang là hướng mới được bà con quan tâm. Tổng đàn bò sữa và bê của huyện có hơn 260 con, trong đó có 196 con bò sữa. Sản lượng sữa bình quân khoảng trên 2 tấn/ngày.

Gia đình anh Nguyễn Văn Ngọc (thôn Quảng Mản, xã Bình Khê) là một trong những hộ chăn bò sữa. Hiện gia đình anh có 13 con bò sữa và 7 con bê được nhập giống ở Tuyên Quang, với trị giá khoảng 700 triệu đồng. Gia đình anh bắt đầu nuôi bò sữa từ năm 2007. Hiện nay có 10 con cho sữa, mỗi tháng trừ chi phí, gia đình anh đã thu về được 17 -20 triệu đồng tiền bán sữa bò. Gia đình anh Ngọc đã đầu tư máy vắt sữa và máy xay cỏ làm thức ăn cho bò, vừa tiết kiệm được sức lao động, vừa nâng cao chất lượng cho sữa.

Anh Nguyễn Văn Ngọc (thôn Quảng Mản, xã Bình Khê) cho biết: “Để đàn bò phát triển tốt, cho chất lượng sữa cao, bản thân tôi chủ động học hỏi kỹ thuật chăn nuôi bò sữa từ những hộ đi trước, từ việc cho bò ăn, quy trình vắt sữa đến việc ủ cỏ như thế nào để đảm bảo thức ăn cho mùa đông. Ngoài ra, gia đình tôi còn được sự hỗ trợ của cán bộ thú y…”.

Nhờ biết ứng dụng kỹ thuật vào việc chăn nuôi, quy mô chăn nuôi của nhiều hộ gia đình ở Đông Triều đã được mở rộng, vừa đảm bảo chất lượng trong việc phát triển đàn gia súc, gia cầm lại vừa giải phóng được sức lao động cho người dân, từ đó hiệu quả kinh tế được nâng lên.

Đến thăm những mô hình kinh tế hiệu quả của những nông dân quyết chí làm giàu ở huyện Đông Triều mới thấy được ý chí, nghị lực của những người nông dân là rất lớn.

Mỗi người mỗi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, cách thức làm ăn, phát triển kinh tế cũng rất đa dạng, không ai giống ai, nhưng chung quy đều có một điểm thống nhất: Đó là tinh thần dám nghĩ dám làm. Họ là những chủ nhân giàu sức sống của nông thôn mới đất Mỏ. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294


Hôm nayHôm nay : 42067

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1433089

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74480060