Từ những hoạt động hỗ trợ thiết thực trên các loại hình kinh tế hợp tác phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi trong ĐVTN của tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu việc làm, phát triển kinh tế của một bộ phận rất lớn ĐVTN. Đến nay, Tỉnh đoàn Đồng Tháp đã phối hợp thành lập được 126 THT và 2 HTX thanh niên ở 77/144 xã, phường, thị trấn với 1.016 thành viên tham gia với số vốn quản lý hơn 16 tỷ đồng.
Là tỉnh nông nghiệp nên hầu hết các THT, HTX thanh niên trên địa bàn tỉnh đều gắn với các dịch vụ nông nghiệp như: bơm tưới, phun xịt, máy cày, máy gặt đập liên hợp, sản xuất hoa kiểng, chăn nuôi,... còn lại trên lĩnh vực xây dựng, may mặc, dệt chiếu,... Qua các THT, HTX thanh niên trên đã tạo điều kiện cho thanh niên ổn định việc làm, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu. Ước tính tổng lợi nhuận hằng năm của các mô hình liên kết thanh niên của tỉnh đạt trên 9,5 tỷ đồng, đảm bảo mỗi tổ viên thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng.
Ngoài tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho các thành viên tham gia, THT và HTX thanh niên còn tạo việc làm ổn định cho 104 thanh niên thuộc diện hộ nghèo. Điển hình như HTX 26/3 xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh hoạt động dịch vụ nông nghiệp tạo việc làm cho 171 ĐVTN; THT đa dịch vụ phục vụ nông nghiệp xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động và đem lại doanh thu hằng năm cho các thành viên trung bình 3 tỷ đồng/năm...
Các mô hình liên kết hợp tác phát triển kinh tế thanh niên của tỉnh tập trung là việc xây dựng THT, HTX thanh niên đã góp phần tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhiều lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, giúp thanh niên nông thôn yên tâm ở lại lập thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Thông qua việc hình thành các mô hình THT, HTX thanh niên trên địa bàn tỉnh đã tạo ra sự phối hợp của lực lượng thanh niên trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.
Phát huy tiềm năng, vai trò xung kích và nòng cốt của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội Thanh niên ngày càng vững mạnh. Với phương châm “Lấy phong trào phát triển tổ chức”, thông qua các loại hình THT, HTX thanh niên các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh đã bồi dưỡng và phát triển được 562 đoàn viên, 323 hội viên và 82 đảng viên.
Các mô hình hợp tác kinh tế thanh niên còn mang tính nhỏ lẻ, năng lực điều hành quản lý của THT, HTX thanh niên còn hạn chế, tính liên kết trong thanh niên còn lỏng lẻo và đặc biệt là nguồn vốn chưa nhiều, chủ yếu khai thác từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những khó khăn của việc phát triển mô hình hợp tác kinh tế thanh niên ở tỉnh Đồng Tháp.
Anh Nguyễn Văn Vũ Minh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp cho biết: “Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Tháp sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Liên minh HTX tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện Đề án 342 của Chính phủ về thanh niên xây dựng nông thôn mới nhằm tạo cơ chế thiết thực cho Đoàn thanh niên về vốn, về kiến thức, nguồn lực... Tỉnh đoàn Đồng Tháp sẽ tổ chức rà soát đánh giá lại chất lượng những mô hình THT, HTX thanh niên để rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng.”
Phú Thuận
Hợp tác xã Hoa kiểng Sa Đéc, mô hình liên kết kinh tế thanh niên hiệu quả Anh Nguyễn Mạnh Dũng-Bí thư Trung ương Đoàn nhận xét: “Có thể nói các mô hình hợp tác kinh tế thanh niên trong thời gian qua đã góp phần tạo việc làm và tập hợp đoàn kết thanh niên tham gia xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng các mô hình này phát triển chưa đồng điều. Ở khu vực ĐBSCL tôi đánh giá các mô hình THT, HTX thanh niên phát triển khá tốt, đặc biệt là các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và An Giang có rất nhiều mô hình HTX thanh niên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã viên. Chúng tôi đang nghiên cứu để triển khai nhân rộng các mô hình này trong cả nước”. |
Baodongthap.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn