20:34 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỉ phú “ngồi”… lưng sứa

Thứ hai - 23/07/2012 20:33
Bây giờ người ta có thể nuôi rắn rết, dế mèn, ốc ếch, cá sấu, ba ba để thành tỉ phú. Điều đó không đáng ngạc nhiên. Nhưng chuyện về những người bỗng dưng thành “đại phú” thông qua việc đi nhặt sứa trôi như bọt biển vứt đi trên đại dương về, cắt gọt ướp tẩm rồi đóng gói xuất ra nước ngoài ở huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) quả là rất… ngỡ ngàng.


Tỉ phú “ngồi”… lưng sứa

Ông Điển bên hệ thống máy móc biến sứa bỏ đi thành... sứa đắt đỏ, xuất ra nước ngoài.

Bao năm nay, người ta vẫn hầu như coi sứa là thứ dễ ngộ độc (ăn nhầm sứa độc có thể chết người), thứ vướng víu rồi chết thối khắm và biến mất trên mặt biển. Ai ngờ, đến một ngày, cái giọng nằng nặng miền biển của không ít người ăn sóng nói gió kia đã cất lên: “Vụ sứa này tôi được 2 tỉ”, “tôi đầu tư mỗi khu xưởng chế biến sứa cũng khoảng 1 tỉ đồng, tất cả cái khu bờ biển kia, là trang trại sứa của tôi hết, nhà báo ạ”. Cán bộ huyện thì hào hứng với thương hiệu sứa biển Cô Tô đi khắp cả nước, đi nhiều quốc gia...

Biển dạt vào… tiền tấn

Nếu không có ông Nguyễn Đức Thành - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô - rất tâm đắc với chiến lược của thương hiệu con sứa làm giàu cho cụm đảo tiền tiêu mênh mông này; nếu không có lời xác tín của Chủ tịch UBND thị trấn Cô Tô về doanh thu tiền tỉ từ con sứa ở hơn 23 cơ sở chế biến quê mình... thì chúng tôi đã không khỏi nghi ngờ. Dễ dàng làm chơi ăn thật, tiền tỉ cứ từ biển dạt vào thế ư?

Bà con không gọi là đánh bắt sứa, mà là đi vớt sứa. Sứa thủy chung lắm, cứ mùa ấy, vụ ấy, tuần trăng con nước ấy là nó về với mấy chục hòn đảo xinh đẹp của Cô Tô. Sứa sặc sỡ đủ các màu: Đỏ, trắng, xanh, nâu... trôi bồng bềnh. Có con bằng cái lồng bàn, có con bằng cái nón, cái mũ cối, tất cả đều tròn, xinh như những họa phẩm tinh xảo nhất. Giới khoa học đã khẳng định, Cô Tô là cái vựa sứa nhiều, ngon, lành của cả nước. Con sứa từng bủa vây, vô dụng ở vùng biển này, khiến nhiều người phát cáu.

Thế nên, hồi “chúa đảo” Bùi Văn Điển (từng 14 năm làm Bí thư, rồi Chủ tịch UBND xã Cô Tô - bấy giờ huyện Cô Tô chưa thành lập) cùng Phó Bí thư Đảng ủy xã đảo Thanh Lân - ông Mai Công Đàm - bắt đầu quan tâm chăm chút đến con sứa, ai nấy giãy nảy, cười ruồi: “Cái lũ sứa của nợ ấy, vứt đi chả nổi, sao mà làm kinh tế với nó được!”.

Ông Điển bây giờ có nhiều tỉ đồng trong tay. Lại đang xây một khu biệt thự tiền tỉ với cây cổ thụ vây quanh, tiện nghi mua sắm rất là “vương giả” ngay sát sạt bưu điện trung tâm huyện đảo. Hai vụ sứa năm 2010 - 2011, bỏ túi ít nhất 3 - 4 tỉ đồng, nhân thế thắng, ông Điển kỳ công ốp kè cả khu bờ biển ở đảo Cô Tô Lớn dài dằng dặc, ông và các con có trong tay 3 khu nhà xưởng tiền tỉ rộng mênh mông bát ngát để đón các vụ sứa mùa, sứa chiêm.

Cả một ngày nắng nỏ, ông Điển dẫn tôi vượt qua âu tàu đang xây dở của Cô Tô, đi bộ dọc các bãi cát, bãi đá nổi đá ngầm để đến với các khu chế biến “vàng trắng” giữa đại dương. Ông khoát tay: “Từ các bờ biển chông chênh toàn đá, tôi san lấp, tôi chở từng viên gạch, từng bao ximăng đắt đỏ ra để làm khu chế biến sứa. Trông thế mà tiền tỉ cả đấy. Khu này của tôi, hai khu kia của các con tôi”.

Hằng ngày ông lão ngoài 60 này vẫn đi bộ dọc bờ biển, chăm chút đo đạc độ mặn của từng mẻ sứa. Giọng ông Điển bây giờ rất khó phân biệt để đoán về nơi ông đã sinh ra. Nó nặng trịch. Nó là cái giọng của biển khơi vâm váp. Ông xách một cái xô lớn đi theo con cua, con còng; có khi ông bảo tôi đứng đợi, ông chui vào rìa núi vặt vài quả cà dại vàng vàng ương ương về trang trại để kho cá. Có lẽ cũng vì thế mà ông Điển nói về cái nghề làm sứa không mỹ miều kiểu “điển hình tiên tiến” như những tỉ phú khác.

Rằng: “Cái sự kiếm cơm nhờ sứa “độc” này là do người nước ngoài chứ chẳng phải tôi nghĩ ra. “Từ khi chúng ta “mở cửa”, họ được phép vào làm ăn chỗ chúng tôi. Họ bảo đi làm sứa. Tôi cứ nghĩ họ nói đùa, sứa thì ăn thế nào được mà làm. Rồi tôi theo họ thử. Năm 2007, cứ làm tù mù, làm thuê cho họ thôi. Cuối vụ vất vả, họ trả cho mấy bữa nhậu, năm sau họ chia cho chục triệu đồng. Có khi sứa xuống giá nó lỗ, có khi nó lãi to, mình thì cứ phận làm thuê ăn vài đồng bạc lẻ. Tôi bí mật học cách chế biến sứa của nó.

Năm 2009, tôi tách ra, làm riêng, đầu tư nhà xưởng, ốp kè toàn bộ khúc bờ biển này lại, để thuyền thu mua sứa họ tiện đường ghé bán. Hệ thống cắt, quay, ướp, tẩm sứa được hình thành ngay sát mép nước. Chứ mình vào đất liền làm, hay vào chỗ nào không tiện cho thuyền vớt sứa ghé bán, là hỏng ăn luôn...”.

Người ta không phải nuôi sứa, cũng không lo sứa biến mất khỏi biển khơi. Cái khó trong việc “ngồi lưng sứa” biến thành tỉ phú, ấy là phải có đủ các yếu tố để biến sứa thành “vàng trắng”. Cô Tô có 6.000 dân, chỉ có khoảng 30 xưởng chế biến sứa. Mà những người giàu nhất nhờ sứa, lại chủ yếu là những ông “chúa đảo” 14 năm như ông Điển, đương kim Phó Bí thư Đảng ủy xã như ông Đàm.

Lý do là các vị có tiềm lực kinh tế để dám đầu tư, có trình độ để nhìn xa thấy nguồn lợi lớn trôi về từ đại dương. Đặc biệt, họ có quyết tâm học công nghệ từ thương lái nước ngoài, biến nó thành kiến thức đem lại tiền tỉ cho mình. Ông Điển nhấn mạnh: “Cái khó nhất là sự chủ động của mình. Mùa đến, nếu cứ chờ thương lái nước ngoài đến hướng dẫn kỹ thuật, rồi họ trải qua đủ thứ giấy phép, thủ tục để bắt đầu công việc - thế là sứa nó trôi đi sạch. Chúng tôi phải bận rộn nhiều tháng để những tháng còn lại có thể tung quân, tung mình ra đón các chuyến tàu sứa”.

 

Ông Điển và các mẻ sứa đặc sản vừa hoàn thành.

Đằng sau sự nổi nênh của sứa

Công nghệ để “biến” những con sứa trôi dạt trên bờ biển trở nên trắng nõn, giòn sậm sật, nức tiếng bổ dưỡng và chữa được lắm thứ bệnh (nhiều người gọi là “vàng trắng của đại dương”)... hóa ra rất đơn giản. Một con sứa tròn xòe trôi như bông hoa khổng lồ giữa biển, nó nặng có khi 10kg, có khi 20kg. Bà con cứ đánh thuyền ra, soi đèn vớt về. Bán quạ, cứ 20 nghìn đồng/con, có ngày thu đến bạc triệu như chơi.

Chủ xưởng thuê công nhân cắt đầu, cắt chân to, chân bé, cho tất tật vào máy mấy chục mã lực mà quay. Giật cầu dao là nó quay, quay tít thò lò trong 6 tiếng, 10 tiếng, có khi 20 tiếng để bao nhiêu cái nhều nhớt văng đi hết. Đổ muối, giấm thanh vào quay tiếp. Ngâm trong muối với độ mặn khoảng hơn 20%, nhớ đo độ mặn thật kỹ, để con sứa sạch hơn, cứng hơn, trắng hơn, khử bỏ chất tanh đi. Khi chất lượng ổn rồi thì đóng thùng gỗ. Sứa bọc trong túi nylon, ngoài ốp gỗ thông, mỗi thùng 12 - 13kg.

“Sứa ngon, là khi chế biến xong nó phải trong, cứng, đem soi lên ánh mắt trời, còn thấy các ống nước li ti di chuyển bên trong một cọng sứa trắng”- một tỉ phú sứa tiết lộ. Giá xuất khoảng 800 nghìn đồng/thùng sứa 12kg. Riêng đặc sản sứa đỏ, người ta bán mấy chục triệu đồng/thùng.

Các chủ bãi sứa rất tự tin vào sự phát triển của nghề “vớt tiền trôi trên biển” này. Nhưng nhiều người đã thực sự lo lắng. Phong trào thu mua sứa đã khiến nhiều hòn đảo, nhiều kỳ quan thiên nhiên bị ốp bêtông trơ khấc thế kia. Nước thải tanh tưởi, nhớp nháp khuấy thối đại dương thế kia. Rồi những thất bát do nhà nhà làm sứa, nguồn lợi thủy sản sẽ cạn kiệt - trong khi nợ ngân hàng đáo hạn! Đầu ra, rồi cả công nghệ chế biến là do họ “bao thầu”.

Rồi đây nếu họ chuyển sang mua sản phẩm sứa kiểu khác, bà con có đi ăn cắp công nghệ lần nữa được không? Nếu họ ép giá quá (như đã xảy ra), thì ai sẽ cứu ngư dân và các tỉ phú “ngồi trên lưng sứa”? Ngất ngưởng ôm tiền tỉ “ngồi trên lưng sứa” theo kiểu vô tư hái lộc giời như thế, rõ ràng là bấp bênh lắm. Ai sẽ giúp bà con trước khi các “mùa sứa đắng” ập đến?

Ông Hoàng Viết Thịnh - Chủ tịch UBND thị trấn Cô Tô - nói:  “Riêng thị trấn Cô Tô có tổng số 23 bãi sứa lớn (xã đảo Thanh Lân có hơn 10 bãi nữa). Nhiều chủ bãi đầu tư tiền tỉ và thu lời một vài tỉ đồng mỗi năm. Đến mùa, các xưởng này thu hút rất nhiều lao động. Các nơi người ta tập trung về đây làm rất đông. Gần đây, địa phương đã yêu cầu các chủ bãi sứa ký cam kết để bảo vệ môi trường. Nước thải cần phải được lọc qua các hệ thống bể chứa. Chứ mấy năm trước, tất cả nước thải đổ thẳng xuống biển, rất ô nhiễm”.

Đó cũng là lý do để huyện Cô Tô không dám cấp phép lâu dài cho việc sử dụng các diện tích bờ biển cho mục đích xây dựng xưởng chế biến sứa.

Đỗ Doãn Hoàng
Nguồn: laodong.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 65

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921465

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72604174