Được biết, sau khi đề án XDNTM được phê duyệt, Tân Thịnh đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý và tổ thẩm định, tiểu ban ở các thôn, đồng thời xác định rõ, XDNTM có thành công hay không phụ thuộc vào 2 vấn đề cốt lõi: Thứ nhất, tuyên truyền để người dân hiểu đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, không nên trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà phải cùng chung tay thực hiện. Nhờ đó mà nhân dân trong xã đã đóng góp 21 tỷ đồng, dù được Chính phủ hỗ trợ ít vốn nhưng Tân Thịnh lại là địa phương làm NTM hiệu quả nhất trong 11 xã điểm.
Thứ hai, xã xác định phải phát triển sản xuất theo hướng bền vững, bởi đây là yếu tố quyết định tới việc thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Do vậy, Tân Thịnh đã đẩy mạnh liên kết “4 nhà” và thu được kết quả khả quan. Đơn cử như mô hình trồng cà chua bi xuất khẩu, trước kia chỉ đạt năng suất 1,2 tấn/sào (360m2), thì nay, nhờ liên kết với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đưa giống mới vào sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất đạt 3 tấn/sào, quả đẹp, dễ bán, thu nhập bình quân hơn 15 triệu đồng/sào.
Trong công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, Tân Thịnh đã mạnh dạn kêu gọi doanh nghiệp về đầu tư nhằm tạo việc làm cho con em trong xã; chỉnh trang chợ nông thôn, phát triển các nghề dịch vụ; tổ chức 22 lớp dạy nghề với 743 học viên, sau khi học xong, hầu hết lao động có việc làm ổn định.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn