15:57 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hợp tác xã hiệu quả: Lá cờ đầu của Đồng Tháp

Thứ năm - 23/04/2015 23:43
Nhiều năm qua, HTX Tân Cường liên tiếp phát đạt, không năm nào thua lỗ. Mỗi năm xã viên xin vào càng nhiều, nhờ HTX có hướng làm ăn mới.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/hop-tac-xa-hieu-qua-la-co-dau-cua-dong-thap-post141980.html | NongNghiep.vn
Nhiều năm qua HTX Tân Cường có nhiều đột phá trong cách làm dịch vụ nông nghiệp trở thành HTX tiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp

Nhiều năm qua HTX Tân Cường có nhiều đột phá trong cách làm dịch vụ nông nghiệp trở thành HTX tiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp

Cách đây 15 năm, để có vốn ban đầu hoạt động, 5 thành viên Ban quản trị HTX Tân Cường (Đồng Tháp) đã phải lấy toàn bộ sổ đỏ của gia đình thế chấp vay tiền ngân hàng về làm ăn.  Khởi đầu nan! HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Cường thuộc xã Phú Cường, huyện Tam Nông, nằm cặp tuyến kênh Đồng Tiến với diện tích tự nhiên 5.317 ha trong đó ¾ là đất nông nghiệp. Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trãi, GĐ HTX không giấu vẻ tự hào: Trạm bơm chính là bước khởi đầu làm dịch vụ để HTX đi tới thành công và mạnh lên như ngày hôm nay. Đó là vào năm 2000, HTX Tân Cường được thành lập trên nền tảng tập đoàn SX của huyện, trước cả thời điểm năm 2003 Luật HTX mới ra đời. Ban đầu HTX đăng ký vốn điều lệ 255 triệu đồng, trong khi khoảng 200 xã viên góp vốn vỏn vẹn 31 triệu đồng. Trong những ngày đầu, để có đủ vốn điều lệ, 6 thành viên trong Ban quản trị HTX phải thế chấp sổ đỏ phần ruộng đất nhà vay vốn ngân hàng. Ông Trãi nhớ lại, chuẩn bị cho việc thành lập HTX, bà con nông dân rất băn khoăn, lo lắng. Nhưng người dân cũng hiểu, nếu cứ giữ mãi tập đoàn thì do cơ chế cũ, không thể “thế chấp” ngân hàng vay vốn, trong khi dân đa phần nghèo, lúc nào cũng thiếu vốn, không được hưởng những chính sách ưu đãi khuyến khích SX của Nhà nước. Đê bao do mạnh ai nấy đào đường nước nên bị xẻ dọc xẻ ngang, chắc chắn không thể bảo vệ được khi nước từ thượng nguồn đổ về. Ban quản trị sau khi được dự tập huấn, về tới xã đã chia nhau đi vận động, tuyên truyền nông dân. Và việc thành lập HTX bà con đã hiểu là cách lựa chọn tốt nhất lúc bấy giờ để giải quyết những vướng mắc mà nếu là “tập đoàn” sẽ không thể làm được. Trong đại hội thành lập, trên 200 xã viên đã ngồi bàn bạc, phân tích và cùng thống nhất lựa chọn cái tên Tân Cường, gửi trọn niềm tin, tất cả sự kỳ vọng của mình vào đó. Và đầu năm 2000, ở tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện HTX dịch vụ nông nghiệp đầu tiên với dịch vụ đơn thuần chỉ là tưới, tiêu cho 430 ha diện tích đất nông nghiệp của xã, lấy loại dịch vụ này làm vốn để hoạt động. Qua bao khó khăn gian khổ, HTX Tân Cường ngày càng lớn mạnh. HTX xây dựng được hệ thống trạm bơm, đê bao, cống đập phân vùng khép kín đồng bộ toàn cánh đồng bằng bơm điện, trong đó có 430 ha đê bao khép kín SX 3 vụ và 170 ha SX 2 vụ trong năm, chủ động bơm tưới, tiêu cho toàn bộ diện tích là 600 ha đất SX lúa. Đặc biệt trước tình hình khó khăn về điện như mấy năm trước, HTX đã bố trí chọn lịch bơm nước vào giờ thấp điểm nên giá thành hạ, giá thu thủy lợi phí thấp hơn bên ngoài HTX. Sau đó lần lượt đầu tư sâu vào các hoạt động cung cấp nước sạch nông thôn, cung ứng VTNN, SX kinh doanh lúa giống, tổ chức tiêu thụ lúa hàng hóa và cung cấp tín dụng nội bộ xã viên. Trong năm đầu tiên hoạt động dịch vụ bơm tưới đã chứng minh hiệu quả, đạt lợi nhuận, cuối năm chia lãi theo tỷ lệ góp vốn của xã viên với mức 5%/tháng. Ông Nguyễn Văn Trãi, GĐ HTX DVNN Tân Cường đang hướng dẫn xã viên cách sử dụng thuốc BVTV cho lúa Các thành viên trong Ban quản trị HTX làm ăn có trách nhiệm, công khai tài chính, xã viên tham gia có quyền lợi rõ ràng nên đã tạo niềm tin. Dần dần những năm về sau bà con xã viên tự nguyện góp vốn vào đông thêm. Làm ăn lớn Có 385 hộ dân trong HTX trong đó 237 hộ tham gia góp vốn để trở thành thành viên HTX, chiếm 83% số hộ. Vốn hoạt động của HTX tăng dần từ 527,8 triệu đồng vào năm 2003, đến cuối năm 2014 tăng dần lên. HTX phân phối lợi nhuận cho xã viên chủ yếu bằng 2 hình thức: Theo góp vốn 60%, theo sử dụng dịch vụ 40%. Tổng cổ phần của HTX là 10.524 cổ phần, trong đó 1.800 cổ phần không sử dụng dịch vụ. Cổ phần có thể mua bán, trách nhiệm cổ đông gắn với vốn đầu tư và có quyền tham gia điều hành theo tỷ lệ vốn góp. Các loại hình hoạt động: Dịch vụ tưới tiêu, tín dụng nội bộ, nước sạch, cung ứng VTNN; SX và tiêu thụ lúa thương phẩm; SX giống cây trồng vật nuôi; sấy, bảo quản và chế biến lúa gạo. HTX đã xây dựng được hệ thống trạm bơm, đê bao, cống đập phân vùng khép kín đồng ruộng để chủ động bơm tưới, tiêu. Hiện nay HTX phát triển theo mô hình cánh đồng lớn có tổng diện tích là 1.500 ha đều phục vụ bằng hệ thống bơm điện, áp dụng cơ giới hóa và lúa được bao tiêu. Hoạt động tín dụng nội bộ của HTX đã chính thức vận hành từ năm 2004, tới năm 2014, doanh số dư nợ trên 7 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, HTX đã giúp cho rất nhiều thành viên tạo thêm được nghề phụ như chuyển dịch màu, nuôi trồng thủy sản… góp phần rất lớn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho thành viên. Hệ thống cung cấp nước sạch của HTX đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho 1.500 hộ. HTX đang thực hiện kế hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu cho 2.500 hộ dân vào năm 2015. Ở vụ ĐX 2014-2015 HTX cung cấp lúa giống, phân bón và thuốc BVTV... Toàn bộ khâu làm đất và thu hoạch lúa ở HTX đã thực hiện 100% bằng máy của các thành viên và của HTX, tổ chức hoạt động, đáp ứng đúng lịch thời vụ từ khâu gieo sạ đến thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Trãi thẳng thắn nhìn nhận: Một chặng đường đã qua tuy đạt thắng lợi liên tục nhưng phía trước HTX Tân Cường vẫn cần có sự đồng thuận cao của xã viên để nâng tầm hoạt động, chủ động hơn trong SX kinh doanh. Kinh nghiệm qua 3 năm HTX thực hiện CĐML, thu hoạch gặp mưa dầm vụ HT, TĐ thường bị động. Như vậy muốn tránh rủi ro cần phải có kho, hệ thống sấy, nhà máy xay xát để chủ động giảm bớt cú sốc từ thị trường cho bà con xã viên. Để nông dân an tâm SX và đưa sản phẩm nối kết thị trường, tránh tình trạng được mùa mất giá, HTX đã tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và huyện đồng thời hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa qui trình SX để tạo ra sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu hàng hóa chất lượng cao của các DN chế biến XK gạo. Tổ chức hệ thống canh tác theo hướng hiện đại, xây dựng thương hiệu lúa gạo, tổ chức nối kết từ đồng ruộng đến thị trường theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo ra giá trị tăng thêm bền vững trong SX. Hiện nay HTX phát triển theo mô hình cánh đồng lớn có tổng diện tích là 1.500 ha đều phục vụ bằng hệ thống bơm điện, áp dụng cơ giới hóa và lúa được bao tiêu “Hiện tại cánh đồng lớn của HTX 1.500 ha sẽ mở rộng diện tích trong những năm tiếp theo, đồng thời áp dụng chương trình "1 phải 5 giảm" tiến tới "1 phải 6 giảm". SX theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Dự kiến năm 2015, toàn xã Phú Cường có sản lượng 60.000 tấn lúa, riêng HTX Tân Cường có sản lượng 20.000 tấn lúa thương phẩm, để đạt được mục tiêu SX và chế biến cung cấp đến tiêu dùng và XK. Cung ứng VTNN (giống, phân bón, thuốc BVTV) và kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Sấy khô và chế biến 20.000 tấn lúa/năm. Cung cấp ra thị trường 10.000 tấn gạo/năm”, ông Trãi bộc bạch. Hôm nay về Đồng Tháp bất cứ ai cũng biết đến HTX Tân Cường, đơn vị được đánh giá một trong những HTX nằm trong top dẫn đầu của tỉnh Đồng Tháp, và mới đây HTX Tân Cường được Liên hiệp HTX Việt Nam trao tặng danh hiệu "Cán bộ quản lý hợp tác xã tiêu biểu Việt Nam năm 2014". Đặc biệt trong vụ lúa ĐX 2014-2015, lần đầu tiên HTX Tân Cường được phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ, thay vì trước đây chỉ có DN tham gia.  Cụ thể HTX Tân Cường được phân giao chỉ tiêu tạm trữ 2.000 tấn quy gạo trong tổng số 1 triệu tấn quy gạo tạm trữ toàn vùng. Thời gian HTX bắt đầu thu mua từ ngày 20/3 đến 15/4. Theo ông Trãi, HTX thu mua lúa cho nông dân theo hình thức mua lúa tươi tại ruộng, tiến hành sấy và lưu kho cho nông dân.
 
 NongNghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 273


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073552

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71300867