15:02 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiếm tiền từ cây cỏ hoang: Chổi chít "quét" đói nghèo

Thứ hai - 14/12/2015 21:21
Dạy nghề, hướng dẫn người dân kiếm tiền bằng những vật dụng “cây nhà lá vườn”, Hội Nông dân (ND) xã Lang Quán (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã giúp nhiều hội viên mở ra hướng làm ăn mới, giúp nâng cao thu nhập.
Các phụ nữ ở thôn 15, xã Lang Quán(Yên Sơn, Tuyên Quang) làm chổi chít. Ảnh: Thu Hà

Nâng cao thu nhập

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Toán (dân tộc Dao ở thôn 15) khi chị cùng các chị em khác đang tay thoăn thoắt làm chổi. Chị Toán vui vẻ nói: “Bông chít này mọc tự nhiên ở khắp các núi đồi xã Lang Quán. Những năm trước vào mùa chít trổ bông (từ đầu tháng Chạp đến cuối tháng Giêng âm lịch) tôi hay lên đồi kiếm chít về bán lại cho thương lái với giá 4.000 đồng/kg tươi.

Đi từ sáng sớm đến tối mịt, đôi chân leo không biết bao nhiêu đồi mới kiếm được 15kg chít tươi. Tính ra, cả ngày công vất vả kiếm được 60.000 đồng là cao. Tháng 9.2015 vừa qua, được học nghề biết làm chổi chít rồi nên năm nay mình sẽ không bán chít tươi nữa mà để dành làm nguyên liệu bện chổi. Vì làm được chổi chít cho thu nhập cao hơn”.

Theo chị Toán tiết lộ, nếu chăm chỉ và khéo léo thì mỗi người có thể làm được đến 15 - 20 chiếc chổi chít/ngày. Với giá bán từ 25.000 – 30.000 đồng/chiếc, trừ hết chi phí nguyên liệu thì người làm chổi còn lãi 10.000 đồng/chiếc. “Tính ra mỗi ngày người làm chổi chít bỏ túi được từ 150.000 – 200.000 đồng mà công việc lại không quá vất vả” - chị Toán bộc bạch.

Mỗi ngày làm được 20 chiếc chổi chít, chị Chu Thị Minh (dân tộc Dao) được đánh giá là một trong những học viên nhanh và khéo tay nhất lớp học nghề. Chị Minh chia sẻ: “Nghề làm chổi chít không đòi hỏi kỹ thuật cao, nặng nhọc nên người già, trẻ em đều có thể tham gia làm các công đoạn như nảy chít, bó con. Còn quấn chặt, khâu dây thì cần có tay nghề. Cái hay nhất của nghề này sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần so với bán chít ở dạng sản phẩm thô. Tôi thấy lớp học nghề này rất thiết thực với nông dân xã Lang Quán”.

Tuy nhiên điều làm các chị em trong lớp học nghề lo lắng nhất vẫn là đầu ra sản phẩm. Hiện các chị đang phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách chào hàng ở các đại lý, các chợ gần địa phương.

Chổi chít “quét” đói nghèo

"  Hiện, chúng tôi vẫn đang sản xuất nhỏ lẻ vì vẫn chưa tìm được mối tiêu thụ ổn định. Song song với công tác dạy nghề cho bà con, Hội ND và các ban ngành liên quan liên kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra cho chổi chít thì hay biết mấy”.
 Chị Nguyễn Thị Toán

Ông Bế Văn Huy – Chủ tịch Hội ND xã Lang Quán cho biết: Lớp học này do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND (thuộc Hội ND tỉnh Tuyên Quang) phối hợp với Hội ND huyện Yên Sơn tổ chức dạy nghề sản xuất chổi chít cho 30 học viên là hội viên ND xã Lang Quán từ tháng 9 đến tháng 11.2015.

Trong thời gian học nghề, các học viên đã được các giảng viên trang bị đầy đủ các nội dung từ khâu thu hoạch, xử lý, bảo quản chất lượng bông chít để có đủ nguyên liệu sản xuất trong cả năm. Quá trình học thực hành chiếm 90% thời gian để mỗi học viên nắm bắt được các quy trình kỹ thuật thủ công làm ra các sản phẩm chổi chít bền và đẹp mắt để có thể xuất bán được trên thị trường. Học viên được học miễn phí 100%, được cấp tài liệu, nguyên liệu thực hành. Xã Lang Quán thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, 100% học viên là dân tộc thiểu số được hỗ trợ 15.000 đồng/ngày học.

“Tuy là nghề thủ công đơn giản, nhưng hiệu quả kinh tế của nghề này rất lớn, tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Người dân nông thôn miền núi có nhiều thời gian rảnh rỗi, nên việc tận dụng được thời gian nông nhàn để làm ra các sản phẩm có giá trị từ các vật liệu có sẵn tại địa phương sẽ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình” - ông Huy khẳng định.

 
Nguồn: Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 76

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 238911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60560868