10:14 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng mô hình đội tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển

Thứ sáu - 08/11/2013 02:11
Khai thác hải sản xa bờ là nhu cầu thực tế và là xu hướng phát triển tất yếu trong chiến lược biển của nước ta. Những năm qua, cùng với sự phát triển của lực lượng khai thác xa bờ, mạng lưới dịch vụ hậu cần nghề cá ở Bình Thuận có chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, các mô hình mới trong sản xuất như đội tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển cũng đã hình thành, phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả, bảo đảm an toàn trong sản xuất trên vùng biển xa bờ.
Đội tàu khai thác đánh bắt xa bờ của TP Phan Thiết (Bình Thuận).

Đội tàu khai thác đánh bắt xa bờ của TP Phan Thiết (Bình Thuận).


Hình thành từ thực tiễn Những năm cuối thập niên 1990, ngư trường còn thuận lợi, nguồn lợi hải sản phong phú, các loại hải sản có giá trị kinh tế cao đều được xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập cao cho các doanh nghiệp và ngư dân.

Tại vùng biển Phú Quý (Bình Thuận), nguồn lợi chủ yếu cho giá trị kinh tế cao là mực. Tuy nhiên, do không có phương tiện cũng như thiết bị bảo quản đúng tiêu chuẩn, cho nên khi đánh bắt được thì các tàu khai thác phải đưa vào bờ ngay.

Vì vậy, thời gian bám biển không được liên tục, dẫn đến chi phí cho những chuyến đi biển tăng cao.

Trước thực tế này, một số chủ doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản ở huyện đảo Phú Quý đã nghĩ ra mô hình tàu dịch vụ thu mua và chế biến hải sản ngay trên biển.

Doanh nghiệp tư nhân Hải Hiến (Phú Quý) lúc đầu đóng tàu sắt vừa cung ứng dầu vừa thu mua hải sản.

Qua một thời gian, thấy nhu cầu của các tàu khai thác muốn bán sản phẩm ngay trên biển ngày càng nhiều, cho nên quyết định đóng thêm ba tàu đông lạnh công suất 400 đến 500 CV chuyên thu mua hải sản và chế biến trên biển. Ông Trần Văn Hiến, chủ doanh nghiệp Hải Hiến cho biết: "Khi có tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển thì ngư dân được lợi rất nhiều. Chi phí cho một chuyến đi biển giảm xuống. Giá bán sản phẩm trên biển bằng hoặc cao hơn trong bờ, bởi hàng còn tươi cho giá trị kinh tế cao hơn so với mang vào bờ khi chất lượng đã giảm đáng kể". Mặc dù chi phí cho mỗi chuyến đi thu mua hơn 100 triệu đồng, nhưng hầu hết sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, cho nên doanh nghiệp vẫn thu được lãi cao.

Ông Nguyễn Phước Kim, Phó Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân chế biến hải sản Kim Hoa ở thôn Triều Dương, xã Tam Thanh (Phú Quý) cho biết: "Thời gian đầu, tôi đóng tàu Hải Phú 1 có hầm cấp đông 20 CV, giữ nhiệt độ -30 0 C, với mục đích chỉ là thu mua mực ngay trên biển để giữ tươi thôi. Nhưng hiệu quả rất bất ngờ. Đối tác nước ngoài mua với giá rất cao. Các tàu khai thác cũng được lợi nhiều khi bán sản phẩm ngay trên biển, cho nên họ đã chủ động tìm đến chúng tôi". Từ đó, doanh nghiệp Kim Hoa đã phát triển đội tàu dịch vụ thu mua lên ba chiếc, công suất từ 500 đến 650 CV, có hầm đông lạnh chứa 50 tấn sản phẩm. Mỗi chuyến hoạt động trên biển từ 18 - 22 ngày ở các ngư trường xa bờ như Côn Sơn, nhà giàn DK1... mang lại lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/chuyến.

Từ những thành công này, nhiều doanh nghiệp và cá nhân ở Bình Thuận đã mạnh dạn đóng mới tàu có công suất lớn từ 200 CV trở lên làm dịch vụ hậu cần và thu mua hải sản trên biển. Giá trị mỗi tàu khoảng từ 2 đến 3 tỷ đồng, mỗi năm thu lợi nhuận bình quân hơn một tỷ đồng. Chỉ sau ba năm, doanh nghiệp đã thu hồi vốn và làm ăn có lãi. Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, cao điểm vào năm 2008, đội tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển của Bình Thuận phát triển mạnh với gần 200 chiếc, công suất từ 400 CV đến 650 CV, hầu hết đều có tủ cấp đông và hầm lạnh bảo quản sản phẩm.

Gắn kết với đội tàu khai thác Các tàu dịch vụ thu mua đều có sức chứa từ 40 tấn sản phẩm trở lên, cho nên để bảo đảm thu mua đủ sản lượng, thì việc liên kết với các tàu khai thác là điều tất yếu.

Mặt khác, tàu đánh bắt xa bờ cũng cần gắn kết với tàu dịch vụ thu mua để giảm chi phí nhiên liệu vào bờ, tăng thời gian khai thác trên biển, không bỏ lỡ cơ hội bám sát ngư trường, làm tăng hiệu quả kinh tế.

Thông thường, mỗi tàu dịch vụ thu mua đều có quan hệ với một hoặc nhiều tàu khai thác có cùng ngành nghề, hoạt động cùng ngư trường, có mối quan hệ thân thiết, gắn bó, liên kết khai thác đánh bắt trên biển. Với số lượng tàu đánh bắt xa bờ trong tỉnh còn hạn chế so với năng lực đội tàu thu mua, thì việc mở rộng quan hệ với tàu khai thác ở ngoài tỉnh rất được chú trọng. Bình quân mỗi tàu dịch vụ thu mua ở Bình Thuận gắn kết từ tám tàu trở lên, chủ yếu là tàu các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Kiên Giang... hoạt động tại các vùng biển Trường Sa, Côn Sơn, nhà giàn DK...

Mỗi chuyến ra khơi, tàu khai thác chỉ cần liên lạc bằng điện thoại hay bộ đàm, hẹn gặp nhau tại một tọa độ đã được định vị, tàu thu mua sẽ gặp đội tàu khai thác tại ngư trường đang đánh bắt. Anh Ngô Minh Hên, là lao động trên tàu dịch vụ thu mua công suất 500 CV của Doanh nghiệp tư nhân Phú Cường (Phú Quý) cho biết: "Tàu thu mua khi ra biển mang theo nhiên liệu, lương thực, thực phẩm không chỉ cho mình mà còn dự phòng để cung cấp cho tàu khai thác. Khi tàu khai thác có sản phẩm sẽ điện cho tàu dịch vụ đến thu mua, sơ chế hoặc chế biến ngay trên tàu, tùy theo loại mặt hàng. Tàu dịch vụ cũng sẽ chuyển thực phẩm, rau tươi, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho tàu khai thác như là món quà tặng, không lấy tiền. Nếu cung cấp nhiên liệu với số lượng nhiều thì mới tính tiền. Mua hàng xong, tàu dịch vụ sẽ đi tới tàu khác cách đó khoảng 6-7 hải lý để tiếp tục công việc mua và giao hàng". Phương thức thanh toán giữa các tàu cũng rất đơn giản và tiện lợi.

Căn cứ vào số lượng hàng đã mua trên biển, chỉ cần điện vào bờ, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản hoặc được trao tận tay cho người nhà của tàu khai thác.

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, đội tàu dịch vụ thu mua đã giúp cho chu trình hoạt động sản xuất trên biển được liên tục; giảm được nhiều chi phí trung gian; chất lượng sản phẩm khai thác được bảo quản tốt tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến. Và điều cơ bản nhất là mang lại hiệu quả thật sự cho người sản xuất. Từ đây, xuất hiện hình thức tổ chức sản xuất liên kết trên biển rất hiệu quả, phát huy được tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất, giảm nhẹ các rủi ro.

Các tàu đánh bắt xa bờ hoạt động dài ngày trên biển còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Hiện nay, đội tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển ở Bình Thuận hoạt động theo các mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty và cá thể.

Trong đó, mô hình hợp tác xã được đánh giá là có hiệu quả hơn cả do huy động được nguồn vốn của nhiều cổ đông; được ưu đãi vay vốn; cổ đông trực tiếp tham gia lao động trên tàu. Mô hình này chỉ có ở huyện Phú Quý. Đơn cử như Hợp tác xã thu mua hải sản Hòa Bình có năm tàu dịch vụ thu mua, trang thiết bị hiện đại, mỗi tàu có từ 10 - 15 lao động. Một năm đi biển từ 8 - 9 chuyến, xã viên thu được lợi nhuận từ 60 - 80 triệu đồng. Lao động trên tàu có thu nhập ổn định từ hai đến ba triệu đồng/tháng, chưa kể tiền thưởng và các khoản thu nhập khác. Mô hình công ty thu mua, chế biến hải sản thành lập đội tàu dịch vụ thu mua để bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định, có giá trị kinh tế cao cũng được chú trọng. Nổi bật trong số này là Công ty TNHH Bích Thanh (TP Phan Thiết).

Định hướng phát triển bền vững Theo số liệu của Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 108 tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển. Trong đó, huyện đảo Phú Quý có 87 tàu, còn lại là của TP Phan Thiết, thị xã La Gi và huyện Tuy Phong. Phần lớn là tàu đông lạnh chuyên thu mua, chế biến mực. Chỉ có một số ít thu mua đa loài.

Hiện nay, sản lượng khai thác hải sản của Bình Thuận hơn 175 nghìn tấn. Trong đó sản lượng khai thác xa bờ gần 91 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 52%. Về giá trị theo thực tế ước đạt gần 2.100 tỷ đồng, chiếm 48,8% tổng giá trị sản lượng hải sản khai thác toàn tỉnh. Đội tàu khai thác xa bờ khoảng 1.800 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên, trong đó gần 150 chiếc làm nghề mành mực. Với cơ cấu ngành nghề nhóm tàu khai thác xa bờ so với cơ cấu tàu dịch vụ thu mua thì các loài cá do tàu dịch vụ thu mua vẫn chưa phong phú dẫn đến giá trị sản lượng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Trao đổi ý kiến với tôi, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý Huỳnh Văn Hưng, thẳng thắn nhìn nhận: "Phú Quý có đội tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển lớn nhất tỉnh, nhưng chủ yếu thu mua mực. Với sản lượng mực ngày càng giảm do ngư trường không thuận lợi, thì hiệu quả hoạt động của tàu dịch vụ thu mua mực không còn cao như trước. Huyện bây giờ khuyến cáo bà con đóng tàu khai thác hải sản xa bờ. Những tàu thu mua mực hoạt động không hiệu quả thì chuyển đổi sang thu mua đa loài, nhất là các loại cá có giá trị kinh tế cao".

Chi cục trưởng Thủy sản Bình Thuận, Huỳnh Quang Huy cho rằng: "Việc đưa ra chủ trương về phát triển đội tàu dịch vụ thu mua, hậu cần trên biển là hoàn toàn đúng hướng. Tuy nhiên, từng địa phương, từng ngành chức năng của tỉnh lại không định hướng cụ thể đóng tàu dịch vụ thu mua gì, đa loài hay một loài hải sản chuyên biệt. Bởi mỗi một loài có một cách thu mua và bảo quản riêng. Ngư dân thấy lợi cho nên hầu hết tự đóng tàu thu mua mực, dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về cơ cấu nghề các nhóm tàu dịch vụ thu mua".

Đây cũng chính là bài toán tỉnh Bình Thuận đang tập trung tháo gỡ, nhằm phát triển đội tàu dịch vụ thu mua, hậu cần trên biển một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất trên biển phù hợp thông qua cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước, tạo điều kiện phát triển nghề đánh bắt cá xa bờ, nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

BÀI, ẢNH: ĐÌNH CHÂU
Nguồn nhandan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xa bờ, phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 46737

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1159779

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72842488