08:42 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cá tra Việt Nam làm giàu cho... phía nhập khẩu

Thứ tư - 05/12/2012 07:45
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam xuất khẩu cá tra với mức giá bình quân 3 USD/kg. Trong khi đó, tại các nước nhập khẩu cá tra của Việt Nam, người tiêu dùng phải mua hơn 10USD/kg. Phần chênh lệch giữa bán so với mua rất lớn rơi vào tay các nhà nhập khẩu. Từ nuôi cho đến chế biến cá tra trải qua nhiều công đoạn với đủ loại chi phí, đến khi xuất khẩu chiếm tỷ trọng chưa được 30% tổng mức giá bán trên thị trường tại nơi tiêu thụ. Sau khi nhập, đối tác nước ngoài "mua một bán ba”, phần hưởng lợi của họ cực lớn.

 
Sản lượng cá tra cao, nhưng lợi nhuận thấp
Ảnh: T.L
 
Thấy rõ thắng, thua, được, mất đang diễn ra trên thị trường với mặt hàng cá tra xuất khẩu nhưng doanh nghiệp Việt Nam bất lực. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ cung ứng nguồn hàng cho đối tác nước ngoài, khâu phân phối đến tay người tiêu dùng và mức giá bán ra hoàn toàn nằm trong tay các nhà nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cá tra Việt Nam đến với tay người tiêu dùng trên thế giới đều qua khâu trung gian. Nắm giữ số lượng cá tra lớn nhất thế giới nhưng, về mặt lợi ích kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chỉ đóng vai trò làm thuê cho đối tác nhập khẩu. Sau hàng chục năm hoạt động, đến nay chưa có bất cứ doanh nghiệp nào của Việt Nam tổ chức được mạng lưới phân phối cá tra trên thị trường quốc tế. Về thực chất, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam giống như hộ trồng rau nhỏ lẻ, chỉ đưa hàng đến vùng gần chợ chứ chưa thể vào được trong chợ để trực tiếp bán cho người tiêu dùng. Nhìn trên thị trường nội địa, không hiếm những hãng sản xuất lớn của nước ngoài tự họ tổ chức mạng lưới phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ vượt trội về công nghệ sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài còn "lấn sân” doanh nghiệp Việt Nam nhờ việc chú trọng mở rộng thị phần bán lẻ.
 
Mở rộng diện tích nuôi cá, nâng cao khối lượng hàng hóa xuất khẩu chưa phải là yếu tố quyết định tạo ra hiệu quả nuôi cá tra. Cung ứng nguồn hàng là chưa đủ, còn phải vươn lên tạo ra mạng lưới phân phối sản phẩm cá tra tại thị trường nhập khẩu. Làm chủ được giá bán cho người tiêu dùng, đó là khâu quyết định nâng cao hiệu quả xuất khẩu cá tra.
Bá Tân
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cá tra

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 43169

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1156211

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72838920