08:20 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làng nghề ‘‘khát’’ đất

Chủ nhật - 25/11/2012 22:22
Làng La Xuyên (xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là làng nghề chạm gỗ có tiếng của miền Bắc, nơi nghệ thuật chạm khắc đạt đến độ hoàn hảo. Tuy có lực lượng sản xuất dồi dào nhưng làng nghề hiện rất ‘‘khát’’ mặt bằng sản xuất.

 
Người thợ La Xuyên đang làm đồ mỹ nghệ
 
Làng của những bàn tay tài hoa
 
Làng La Xuyên nằm bên quốc lộ 10, cách TP. Nam Định 21km về phía Tây Nam. Những người thợ mộc của làng không chỉ làm nghề quanh vùng mà còn đi tạc tượng, chạm phù điêu, làm bát bửu, cửa võng, tôn tạo đình, đền, chùa... khắp cả nước. Suốt thời đại phong kiến, bàn tay tài hoa của những người thợ La Xuyên đã góp phần xây dựng nên cung điện, dinh thự, đình chùa tại nhiều nơi trong cả nước, tạo nên những tác phẩm chạm khắc gỗ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Nghề chạm gỗ của La Xuyên rất phát triển, doanh thu hàng năm đạt tới vài trăm tỉ đồng, đặc biệt khoảng 5 năm gần đây, một số doanh nghiệp đã tìm được hướng xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia và một số nước Đông Âu. Đây là hướng đi mới đầy hứa hẹn cho La Xuyên.
 
La Xuyên hiện có tới hơn 30 công ty, trên 1.000 cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động đến từ khắp các tỉnh, thành miền Bắc. Họ chia nhau làm nhiều công đoạn, từ cưa xẻ, pha phôi, đóng mộc, đục chạm, khảm trai, đến đánh bóng, phun sơn sản phẩm, trong đó số thợ chạm khắc chiếm tới 60%. Thu nhập bình quân khoảng 150.000 đồng/ngày, thợ giỏi có thể tới 300.000 đồng/ngày. Chúng tôi vào thăm doanh nghiệp gỗ mỹ nghệ Vĩnh Cửu, một trong những doanh nghiệp lớn tại làng nghề La Xuyên. Anh Phạm Văn Vinh - Giám đốc doanh nghiệp cho biết : Thợ La Xuyên luôn biết tìm tòi cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Khách hàng thường đưa ảnh mẫu hoặc chỉ nói qua ý tưởng, họa sĩ của doanh nghiệp sẽ thiết kế mẫu trình chiếu 3D cho khách xem, khách ưng chọn mẫu nào thì thợ sẽ làm đúng theo như thế. Sản phẩm chủ yếu là bàn ghế, giường, tủ, đồ nội thất, đồ trang trí... Doanh nghiệp hiện có hơn 40 thợ là người làng. Họ nhập gỗ nguyên liệu từ Lào, Thái Lan, Campuchia. Sản phẩm của doanh nghiệp Vĩnh Cửu nói riêng, của La Xuyên nói chung được tiêu thụ khắp các tỉnh miền Bắc, hơn nữa còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha...
 
Ô nhiễm và  "khát” đất
 
Anh Vinh cũng chia sẻ, muốn phát triển được doanh nghiệp làng nghề, bên cạnh vấn đề vốn, việc mở rộng mặt bằng sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu. "Đa số dân làng còn khó khăn về vốn (hiện vay vốn lãi suất 13%/năm, không có ưu đãi). Hơn nữa, các doanh nghiệp ở đây muốn phát triển, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách với những đơn hàng có số lượng lớn thì rất cần mở rộng mặt bằng sản xuất. Muốn mở rộng phải thuê đất. Hiện doanh nghiệp chúng tôi có diện tích sản xuất 1.300m2, chỉ đủ cho 30% khối lượng công việc, còn 70% phải gia công ở nơi khác. Nhiều khi nhập về số lượng lớn gỗ nguyên liệu lại không có mặt bằng. Tôi chỉ mong có khoảng 3.000m2 để mở rộng quy mô sản xuất’’.
 
Bác Nguyễn Hữu Trí (60 tuổi), là một nghệ nhân có tiếng ở La Xuyên. Bác làm thợ mộc từ năm 18 tuổi. Hiện nay, công việc chính của bác là ‘‘dịch mẫu mã’’ (thiết kế sản phẩm theo ảnh mẫu của khách), lắp phôi, định hình và hoàn thiện sản phẩm. Trong cuộc đời người thợ cần cù, lặng lẽ này, bác đã dạy nghề chạm gỗ cho khoảng 40 học trò đến từ các tỉnh miền Bắc. ‘‘Người ta học khoảng 3 năm là nắm được hết các kỹ năng cơ bản, sau đó họ tự phát huy năng khiếu, khả năng của riêng mình để nâng cao tay nghề. Hiện làng nghề có thuận lợi là từ các cụ 70 tuổi tới các em nhỏ đều có thể tham gia sản xuất. Chúng tôi mong Nhà nước tạo điều kiện cho làng nghề được vay vốn ưu đãi và có nguồn gỗ nguyên liệu nhập về thuận tiện hơn, và giúp quảng bá rộng rãi cho sản phẩm La Xuyên”, người thợ già mong mỏi.
 
Cũng như nhiều làng nghề khác, La Xuyên đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tuy có bãi rác nhưng một số hộ vẫn xả mùn cưa xuống sông ngòi, ao, một số diện tích đồng ruộng khiến cho cây lúa không thể sống được. Theo phản ánh của một số bà con, do mùn cưa làm tắc cống rãnh, đường xá lại chật hẹp nên vào mùa mưa, có lúc đường làng "nước ngập nửa bánh xe máy”làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. 
 
Tuy có lực lượng sản xuất dồi dào nhưng làng nghề hiện rất « khát » mặt bằng sản xuất. La Xuyên hiện còn một số diện tích đất phi nông nghiệp như đất ven sông, ao đầm để các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất trong khi có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Mong muốn lớn nhất của những người thợ như bác Trí, anh Vinh cũng như nhiều bà con trong làng nghề là muốn được chính quyền tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Do ở đây nghề mộc là nghề chính, làm ruộng chỉ là nghề phụ nên ngày 2-2-2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho UBND tỉnh Nam Định chuyển đổi hơn 18.000m2 đất trồng lúa để phát triển Cụm công nghiệp La Xuyên. Tuy nhiên một số doanh nghiệp trong làng cho rằng, giá thuê đất tại Cụm công nghiệp còn cao và đi lại chưa thuận tiện nên không mặn mà. 
 
Doanh nghiệp Vĩnh Cửu và một số doanh nghiệp địa phương gần đây đã được tỉnh phê duyệt mở rộng thêm tổng cộng hơn 10.000m2 đất không canh tác làm mặt bằng xưởng. Cùng với diện tích đất ven sông Sắt còn khoảng 40.000-50.000 m2, đây chính là giải pháp quan trọng để La Xuyên và các làng nghề lân cận mở rộng và phát triển sản xuất. 
 
HOÀNG TRUNG HIẾU
Nguồn:ddk.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 306


Hôm nayHôm nay : 43675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1049377

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72732086