03:35 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nắng nóng kéo dài: Nông dân thiệt hại nặng

Thứ năm - 06/06/2013 03:06
Đợt nắng nóng kéo dài đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống, sản xuất nông nghiệp của người dân miền Trung. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là nông dân nuôi tôm ở Khánh Hòa...

Nhiệt độ tăng cao, khô hạn kéo dài đang được cho là nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt tại Khánh Hòa. Nhiều hộ dân đã năm lần bảy lượt thả lại tôm giống, hòng vớt vát những mất mát nhưng trời vẫn cứ nắng chang chang và nóng hầm hập…

Thu hoạch tôm non chạy nóng ở Ninh Lộc (Khánh Hòa).

Tôm chết hàng loạt

Giữa trưa tháng 6, anh Nguyễn Thành Nhân ngồi hóng gió ngoài thềm nhà, ngao ngán kể, từ nửa tháng nay, tôm thẻ nuôi trong đìa thôn Ninh Đức (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) chết hàng loạt. Đại gia đình anh gồm 4 gia đình anh chị em cùng làm nghề nuôi tôm trên diện tích khoảng 8ha đều lâm “đại hạn” vì tôm thả chừng 20 ngày là chết sạch, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

“Riêng tôm của gia đình thằng em thì cũng ráng chống chọi được 2,5 tháng mới chết dạt bờ. Tưởng chỉ còn nửa tháng thu hoạch, cũng có thể vớt vát nhưng kéo lên mới “hỡi ôi”, tôm còi cọc, chỉ bằng đầu đũa nên lỗ đậm gần cả trăm triệu đồng tiền giống, tiền thức ăn, tiền dầu chạy sục khí, công chăm sóc…” - anh Nhân kể.

Anh Trương Lê Thế Vinh, cùng xã Ninh Lộc, cho biết, gia đình anh nuôi gần 1ha tôm thẻ chân trắng, thả khoảng 60 vạn con giống, mới khoảng 10 ngày sau là bắt đầu chết. Đến nay sau 2 tháng cầm cự tôm đã “bơi chó”, đỏ thân mà chết gần một nửa, thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.

Đa số các hộ nuôi tôm đều không biết nguyên nhân gây chết tôm, đều cho rằng tôm bị các loại bệnh nên bỏ ra khá nhiều tiền để “xử lý” thuốc kháng sinh hoặc thu non chạy nóng. Anh Nguyễn Thành Nhân, với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề nuôi tôm, nói, yếu tố đầu tiên gây tôm chết hàng loạt trong thời gian gần đây chính là nắng nóng. “Đêm xuống rồi mà nước còn nóng như ai nấu thì con tôm nào chịu nổi” – anh Nhân nói. Cũng theo anh Nhân, không mưa, khô hạn kéo dài làm thiếu nước rửa trôi ô nhiễm, tăng độ mặn đột ngột … cũng là một trong những nguyên nhân chính làm chết tôm”

Thiệt hại hàng tỷ đồng

Sáng 3.6, bà Trần Thanh Thúy – Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa, cho biết, chỉ trong tháng 5 đã có 170,5ha tôm nuôi trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa bị chết hàng loạt, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tập trung ở thị xã Ninh Hòa và thành phố Cam Ranh. Đặc biệt, tôm chết nhiều nhất vào thời điểm 10 ngày nắng nóng gần đây, với khoảng 30ha chết trắng.

Chi cục đã lấy mẫu tôm xét nghiệm với 5 loại bệnh nguy hiểm trên tôm (hội chứng taura, đốm trắng, đầu vàng, hoại tử cơ, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô) và cho thấy tôm không chết vì bệnh. Cũng theo bà Thúy, trong hơn 170ha tôm chết chỉ có vài ha tôm sú, nguyên nhân là do tôm sú thường nằm đáy nên ít bị ảnh hưởng bởi nắng nóng, còn tôm thẻ chân trắng thường bơi gần bờ cách mặt nước chừng 30cm nên nước bị nóng ở bề mặt là ảnh hưởng ngay đến tôm thẻ.

“Nắng nóng kéo dài, không có mưa làm cho độ mặn ở vùng nuôi tôm tăng lên từ 14-25 phần nghìn lên đến 30 - 37 phần nghìn”.

“Có thể nói tôm chết là do nóng và tôm bị sốc môi trường. Nắng nóng kéo dài, không có mưa làm cho độ mặn ở vùng nuôi tôm tăng lên từ 14-25 phần nghìn lên đến 30 – 37 phần nghìn. Nhiệt độ trong ngày - đêm chênh lệch quá cao. Cứ độ 3 giờ chiều là dù không có mưa nhưng lại dông gió, làm cho bề mặt giàu ô xy, tôm nhoi lên đột ngột, gặp lúc nước bề mặt đang nóng nên sốc mà chết. Ngoài ra, nhiều hộ đang nuôi tôm với mực nước quá thấp (8,8 – 1m), nắng nóng sẽ làm lượng nước bốc hơi nhanh, nước nóng như luộc tôm trong ao thì tôm làm sao sống nổi” – bà Thúy nói.

Theo cách tính của người nuôi tôm, tôm chết ở khoảng 20 ngày tuổi thiệt hại khoảng 20 - 30 triệu đồng/ha, như vậy, đến nay toàn tỉnh Khánh Hòa đã bị thiệt hại hàng tỷ đồng vì hiện tượng tôm chết nóng. Trước tình hình này, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa khuyến cáo bà con nâng cao mực nước ao nuôi (1,4 – 1,6m) nhằm giữ mát, liên tục thay tiếp nước làm mát nước trong ao, hạn chế xử lý thuốc làm giảm sức khỏe của tôm và khuyến khích sử dụng các biện pháp tải tiến kỹ thuật nhằm làm mát và cung cấp ô xy vùng cách mặt nước từ 30cm trở xuống đáy…

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 75

Khách viếng thăm : 152


Hôm nayHôm nay : 29950

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 208205

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60530162