03:15 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngâm ủ lúa giống vụ mùa

Thứ năm - 06/06/2013 03:30
Nông dân miền Bắc đang chuẩn bị ngâm ủ hạt lúa giống để gieo cấy vụ mùa. Tuy nhiên, thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng và có thể còn diễn biến rất phức tạp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa.

Để hạt giống có sức khỏe ngay từ ngày đầu nứt nanh và nẩy mầm, tăng cường khả năng chống chịu sau này là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật để mọi người cùng tham khảo và áp dụng.

1. Thời gian ngâm và thay nước (cần đọc kỹ trên bao bì của từng loại giống để biết mùa vụ SX)

- Đối với lúa thuần ngâm 24 - 30h, 12 - 15h phải thay nước cho sạch chua (với hạt cách vụ). Ngâm 40 - 48h, trong đó cứ 10 - 16h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ).

- Đối với các giống lúa lai (Syn6, TH 6, TH3-3, Bio 404, N.ưu 69, N.ưu 89, B-TE1, Bắc ưu 903KBL...) ngâm nước từ 12 - 16h, cứ 3 - 4h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ). Ngâm 6 - 8h, 3 - 4h phải thay nước cho sạch chua (đối với hạt cách vụ).

2. Ủ thúc mầm, điều tiết rễ mầm và thân mầm

- Ủ thúc mầm: Lượng hạt giống được đãi sạch và chuyển sang các vật dụng bằng tre như thúng, rành, rá hoặc bằng bao rứa mỏng không tráng nilon. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rành, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa).

 Thời gian ủ thúc mầm thường từ 24 - 30h (với hạt lúa thuần) và 12 - 16h (với hạt lúa lai). Kết quả hạt giống sẽ nứt nanh theo tỷ lệ quy định.

- Điều tiết rễ mầm và thân mầm: Cần đổ tải hạt giống ra ngoài cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước ở dưới ao hay bể to. Nên kết hợp thay phiên giữa ngâm uống nước và để trên cạn chỗ râm mát với thời gian như nhau (12h với lúa thuần và 6h với lúa lai) bằng chính các vật dụng trên.

 Sau 30 - 36h (với lúa thuần) và 18 - 24h (với lúa lai) sẽ cho mẻ mống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng 1/3 - 1/2 chiều dài hạt thóc.

Theo Nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 29145

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 207400

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60529357