Để hạt giống có sức khỏe ngay từ ngày đầu nứt nanh và nẩy mầm, tăng cường khả năng chống chịu sau này là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật để mọi người cùng tham khảo và áp dụng.
1. Thời gian ngâm và thay nước (cần đọc kỹ trên bao bì của từng loại giống để biết mùa vụ SX)
- Đối với lúa thuần ngâm 24 - 30h, 12 - 15h phải thay nước cho sạch chua (với hạt cách vụ). Ngâm 40 - 48h, trong đó cứ 10 - 16h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ).
- Đối với các giống lúa lai (Syn6, TH 6, TH3-3, Bio 404, N.ưu 69, N.ưu 89, B-TE1, Bắc ưu 903KBL...) ngâm nước từ 12 - 16h, cứ 3 - 4h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ). Ngâm 6 - 8h, 3 - 4h phải thay nước cho sạch chua (đối với hạt cách vụ).
2. Ủ thúc mầm, điều tiết rễ mầm và thân mầm
- Ủ thúc mầm: Lượng hạt giống được đãi sạch và chuyển sang các vật dụng bằng tre như thúng, rành, rá hoặc bằng bao rứa mỏng không tráng nilon. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rành, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa).
Thời gian ủ thúc mầm thường từ 24 - 30h (với hạt lúa thuần) và 12 - 16h (với hạt lúa lai). Kết quả hạt giống sẽ nứt nanh theo tỷ lệ quy định.
- Điều tiết rễ mầm và thân mầm: Cần đổ tải hạt giống ra ngoài cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước ở dưới ao hay bể to. Nên kết hợp thay phiên giữa ngâm uống nước và để trên cạn chỗ râm mát với thời gian như nhau (12h với lúa thuần và 6h với lúa lai) bằng chính các vật dụng trên.
Sau 30 - 36h (với lúa thuần) và 18 - 24h (với lúa lai) sẽ cho mẻ mống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng 1/3 - 1/2 chiều dài hạt thóc.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn