19:59 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đà Nẵng: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ tư - 27/02/2013 19:22
Tại TP Đà Nẵng, trong thời gian qua, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thực hiệu hiệu quả Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ luôn được sự quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực của các ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố.
Trong 3 năm 2010 – 2012, Đà Nẵng đã tuyển sinh đào tạo nghề cho hơn 3300 lao động nông thôn, với số tiền là 4,1 tỷ đồng, gồm 15 ngành nghề. Trong đó, có 4 nghề nông nghiệp và 11 nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề đào tạo được phân theo 3 nhóm ngành nghề: Nông nghiệp (kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa cây cảnh, nuôi cá diêu hồng,..); làng nghề (điêu khắc đá mỹ nghệ);  công nghiệp và dịch vụ (điện tử, cơ khí, hàn, may công nghiệp, nấu ăn, lễ tân, nghiệp vụ bàn – buồng – bar…).
 
Riêng trong năm 2012, Sở Lao động, Thương binh và xã hội đã ký kết hợp đồng với các cơ sở dạy nghề tổ chức dạy 31 lớp với gần 1000 học viên là lao động nông thôn, chủ yếu cho lao động thuộc huyện Hòa Vang. Tất cả các đối tượng là lao động nông thôn, lao động thuộc diện di dời giải tỏa, hộ nghèo, lao động thuộc diện gia đình chính sách, dân tộc thiểu số… đều được đào tạo nghề miễn phí. Bên cạnh đó, nhiều học sinh, sinh viên cũng đã được vay vốn tín dụng ưu đãi để đi học nghề với số tiền lên đến 500 triệu đồng.
 
Để bảo đảm đầu ra cho các học viên, Sở LĐTB&XH Thành phố đã tiến hành ký kết hợp đồng 3 bên với các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho học viên sau khi tổ nghiệp bằng nhiều hình thức như tuyển dụng theo nhu cầu của DN hoặc bao tiêu sản phẩm cho người học nghề. Đã có 74 DN ký kết với hơn 1100 lao động nông thôn được các DN đăng ký tuyển dụng sau khi đào tạo. Khoảng 75% lao động sau đào tạo nghề tìm được việc làm nhưng chủ yếu là do tự xin việc.
 
Năm 2013, với ngân sách gần 5,6 tỷ đồng, Đà Nẵng sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề, dự kiến 900 lao động nông thôn, tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề lên 47%, đồng thời bồi dưỡng khởi sự doanh nghiệp và nghiệp vụ quản lý cho 30 giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn.
BẢO THƯ
Theo daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 35

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1151830

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60160153