14:43 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầu tư xây dựng trạm y tế đạt chuẩn: Còn đó những khó khăn

Thứ tư - 17/09/2014 06:10
Đầu tư xây dựng trạm y tế đạt chuẩn nhằm đưa các dịch vụ y tế đến với người dân, đảm bảo mọi người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trạm y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tối thiểu 40% tổng mức đầu tư/trạm còn gặp nhiều khó khăn.

Đạt chuẩn quốc gia về y tế từ năm 2007 nhưng hiện nay, cơ sở hạ tầng của Trạm Y tế xã Tượng Sơn (Thạch Hà) đang xuống cấp. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Trạm Y tế xã đang được xây mới. Trạm trưởng Hoàng Trọng Hiếu cho biết: “Xét theo tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, trạm đủ điều kiện đạt chuẩn nhưng “chiếu” theo tiêu chí 15 trong xây dựng nông thôn mới (NTM) thì không đạt…

Đầu tư xây dựng trạm y tế đạt chuẩn: Còn đó những khó khăn
Công tác khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Thạch Bằng (Lộc Hà) gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất xuống cấp.

Bởi vậy, hơn 3 năm qua, lãnh đạo đơn vị cùng chính quyền địa phương phải nỗ lực tìm nguồn đầu tư. May mắn khi chúng tôi được dự án hỗ trợ chống biến đổi khí hậu hỗ trợ”. Trong khuôn viên gần 1.600m2, Trạm Y tế 2 tầng với 12 phòng chức năng được xây cao để tránh lũ trị giá hơn 3 tỷ đồng chuẩn bị hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trạm trưởng Hoàng Trọng Hiếu bày tỏ: “Việc đầu tư trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh đang là vấn đề đáng lo ngại. Đầu tư cho y tế rất tốn kém nên với những xã nghèo, cần sự hỗ trợ của tỉnh”.

Khác với Tượng Sơn, Thạch Bằng (Lộc Hà) phải dốc toàn lực nhưng vẫn chưa thể khởi công xây dựng trạm y tế. Bởi vậy, huyện Lộc Hà đã cho xã vay 2 tỷ đồng xây dựng để kịp về đích NTM năm 2014. Ông Trần Ngọc Lý - Phó Chủ tịch UBND xã cho hay: “Tháng 7/2013, địa phương đã làm tờ trình xin hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết 21/NQ-HĐND nhưng đến nay vẫn chưa có kinh phí. Hiện nay, để có nguồn lực xây dựng Trạm Y tế xã, ngoài ngân sách huyện, xã đang kêu gọi con em xa quê ủng hộ”.

Kêu gọi nguồn lực xã hội hóa, huy động từ con em xa quê là một trong những giải pháp được nhiều địa phương sử dụng, trong đó hiệu quả nhất là huyện Đức Thọ. Từ 2011-2013, huyện đã xây mới 16 trạm y tế đạt chuẩn và dự kiến năm 2014, xây dựng thêm 4 trạm.

Bác sỹ Nguyễn Văn Anh - Phó trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở Y tế) cho biết: Cơ chế, chính sách tại Nghị quyết 21/NQ-HĐND và Quyết định 03/2012/QĐ-UBND về quy định hỗ trợ ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tối thiểu 40% tổng mức đầu tư/trạm y tế (khoảng 1-1,2 tỷ đồng). Do ngân sách tỉnh khó khăn nên hiện nay, chính sách hỗ trợ này được lồng ghép với nhiều nguồn tài trợ như quỹ phòng chống thiên tai… Tuy nhiên, các nguồn lực lồng ghép cũng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu của các địa phương. Nguồn lực chính để xây dựng trạm y tế xã chủ yếu do các địa phương tự lực. Bởi vậy, ở các xã khó khăn, nhất là xã vùng sâu, vùng xa thì việc xây dựng trạm mới càng khó khăn gấp bội.

Theo số liệu mới đây của Sở Y tế, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh chỉ mới xây dựng được 43 trạm y tế; nâng cấp và sửa chữa lớn 18 trạm với tổng kinh phí 185 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế đã lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ trang thiết bị thiết yếu cho một số trạm y tế trị giá hơn 200 triệu đồng. Năm 2012 và 2013, lồng ghép các dự án ODA và chương trình mục tiêu quốc gia, ngành Y tế cấp 95 máy fax, 135 bộ máy vi tính cho 135 trạm y tế xã, thị trấn với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng…

“Về nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng trạm y tế, UBND tỉnh giao Sở KH&ĐT phối hợp UBND cấp huyện và văn phòng điều phối xây dựng NTM các cấp căn cứ tình hình, nhu cầu của các địa phương, cân đối và tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên các xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí giai đoạn 2011-2015”- bác sỹ Nguyễn Văn Anh cho biết thêm.

Thời gian tới, để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và thực hiện Nghị quyết 21/NQ-HĐND tỉnh phê chuẩn cơ chế, chính sách đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2015 và những năm tiếp theo, ngành Y tế cần sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân để khắc phục khó khăn, nhất là trong việc xây dựng trạm y tế chuẩn quốc gia.

Trâm Nam
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 480731

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70708046