12:22 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ðại Thắng thay da đổi thịt từng ngày

Thứ tư - 25/06/2014 20:50
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Phú Xuyên (TP Hà Nội), Ðại Thắng là một trong những xã điểm của phong trào. Nhờ làm tốt công tác dồn điền đổi thửa (DÐÐT), người dân trong xã yên tâm sản xuất, từng bước phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong thời gian tới.

Từ sự đồng thuận của nhân dân

Chị Nguyễn Thị Ngọc, thôn An Mỹ nói: "Nhờ chủ trương DÐÐT, từ chỗ gia đình có năm thửa ruộng, đến nay chỉ còn hai thửa, việc bón phân, làm cỏ, chăm sóc lúa thuận lợi, đường giao thông nội đồng được mở rộng giúp việc vận chuyển thóc lúa rất thuận tiện". Ðây là năm thứ ba xã được mùa và cũng là năm thứ ba đánh dấu một số thành công trong xây dựng NTM. Theo Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Hùng, trước khi bắt tay vào thực hiện xã chỉ được 1/19 tiêu chí (TC) đạt chuẩn NTM, đến nay cơ bản đã đạt 15/19 TC.

Nhờ biết phát huy thế mạnh là địa phương có tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ (2/4 thôn được công nhận làng nghề) với 90 cơ sở sản xuất và năm doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động ở vùng đất này. Cùng với đó, xã quyết tâm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kết hợp phát huy tính dân chủ của người dân trong góp ý xây dựng đề án NTM. Trưởng ban xây dựng NTM Nguyễn Ðức Soát cho biết: Tính đến hết ngày 30-12-2013, kinh phí huy động thực hiện đề án là hơn 71,341 tỷ đồng, bằng 30% tổng kinh phí xây dựng đề án, trong đó ngân sách T.Ư và thành phố đạt 399,581 tỷ đồng, ngân sách huyện là 12,56 tỷ đồng, ngân sách xã là 3,5 tỷ đồng và huy động nhân dân đóng góp là 122,5 tỷ đồng thông qua việc hiến đất làm đường giao thông, thủy lợi và ngày công lao động. Ngoài ra có thêm 2,7 tỷ đồng từ các chương trình lồng ghép như: Hỗ trợ sản xuất lúa hàng hóa, cơ giới hóa nông nghiệp...

Bộ mặt nông thôn thay đổi

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ khi thực hiện xây dựng NTM, đời sống người dân trong xã không ngừng được nâng lên, thu nhập mỗi hộ đạt 25 triệu đồng/năm, tăng 13,3% so với năm 2012. Và để NTM phát triển bền vững rất cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Hiện chính quyền xã đã thực hiện cơ chế một cửa, áp dụng hệ số quản lý chất lượng ISO 9001 tạo thuận lợi cho nhân dân khi giải quyết các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng rộng rãi khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm khuyến khích sự chủ động của người dân đang phát huy hiệu quả. Cụ thể, tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 2.941 tấn, chăn nuôi các loại tăng 33%. Ðây là những điều kiện thuận lợi để người dân Ðại Thắng phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa trong xây dựng NTM.

Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Vũ Văn Ðồn, thôn An Mỹ, một trong những người đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình từ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa. Gia đình ông Ðồn cải tạo 5.000 m2 ao để thả nuôi năm vạn con cá lăng giống với số tiền đầu tư hơn 300 triệu đồng (chưa kể tiền thức ăn). Sau ba tháng nếu thuận lợi thu nhập sẽ được hơn 600 triệu đồng, trừ các khoản chi phí lãi hơn 100 triệu đồng.

Ngoài ông Ðồn, có anh Giới phát triển chăn nuôi hộ rất hiệu quả. Ðược biết, mỗi năm gia đình anh nuôi hàng triệu con gia cầm các loại, thu nhập cao gấp ba đến bốn lần so với trồng lúa. Tuy nhiên theo anh Giới, do đầu ra cho sản phẩm và giá cả thức ăn chăn nuôi thường xuyên không ổn định, gây bất lợi cho người chăn nuôi. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc còn bị động khiến nhiều hộ như gia đình anh luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền xã, huyện và sự giúp sức của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Khi được hỏi về việc xây dựng NTM, anh Giới và ông Ðồn phấn khởi cho biết: "Bộ mặt nông thôn đang "thay da đổi thịt" từng ngày. Nhất là những thay đổi trong sản xuất lúa gạo, nếu như trước đây phải dùng xe thồ để chuyên chở, hay máy tuốt lúa phải dùng bằng chân thì nay đã có thể dùng công nông, tuốt lúa bằng máy, dùng máy gặt đập liên hợp. Còn việc cấy lúa bằng tay thì nay hầu như đã chuyển sang dùng máy vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa giải phóng sức lao động, cho nên chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên...".

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Hùng trăn trở: Cả hệ thống chính trị và nhân dân trong xã đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí trong năm nay. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mục tiêu này là thử thách không dễ vượt qua. Song với những gì làm được thời gian qua, chúng tôi tin rằng với sự đồng lòng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và phát triển dịch vụ Ðại Thắng sẽ phát triển NTM một cách bền vững.

BÀI VÀ ẢNH: HÀ ANH
Nguồn: nhandan.org.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 560919

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70788234