| | Nông dân phải là chủ thể của phong trào xây dựng nông thôn mới. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tăng trưởng. Tốc độ tăng GDP nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 3,36%, vượt mục tiêu 3,2%/năm của Đại hội Đảng X đề ra. Cũng trong vòng 3 năm (2009 – 2011), tổng đầu tư cho lĩnh vực "tam nông" đạt trên 100.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với giai đoạn 2006 - 2008. Cơ cấu đầu tư cũng đã có sự thay đổi, trước đây đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chỉ chiếm 45% đến nay đã tăng lên 52% và dự tính đến năm 2015 đạt 55%. Thực hiện Nghị quyết 26, các bộ, ngành địa phương đã xây dựng nhiều chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại và toàn diện. Trong gần 3 năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tăng trưởng. Tốc độ tăng GDP nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 3,36%, vượt mục tiêu 3,2%/năm của Đại hội Đảng X đề ra. Tất cả các lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản đều có bước phát triển khá. Sản lượng lúa năm 2010 tăng thêm 1,17 triệu tấn so với năm 2008. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản năm 2010 đạt 19,53 tỷ USD, tăng 3,46 tỷ USD so với năm 2008 và vượt 81% so với mục tiêu Đại hội Đảng khoá X đề ra. Trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Cùng với những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Việt Nam cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý nhất là công tác giảm nghèo. Theo tiêu chí cũ, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước giảm từ 13,1% năm 2008 xuống còn 9,45% năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 16,2% xuống còn 11,3%. Thu nhập của người nông dân năm 2010 đạt 1.025.000 đồng/người/tháng, tăng 34,5% so với năm 2008. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định: Đến nay, đã dần dần hình thành được "hình hài" của mô hình NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trên thực tế theo cấp độ xã, thôn, bản. Các vấn đề y tế, giáo dục, bảo hiểm… cho người nông dân cũng có bước tiến đáng kể. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên, việc triển khai Nghị quyết 26 ở một số địa phương vẫn còn những hạn chế nhất định như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về Nghị quyết 26 và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM còn chưa đầy đủ; cơ chế chính sách đã ban hành chậm đi vào cuộc sống; phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa xứng với tiềm năng… Chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay đã đi được hơn nửa chặng đường của năm 2011, có mục tiêu đã cơ bản hoàn thành nhưng còn nhiều mục tiêu khó có khả năng đạt được nếu không có sự vào cuộc chỉ đạo tích cực hơn nữa. Có lẽ do hiểu chưa đúng về chương trình nên tư tưởng ỷ lại Nhà nước, coi đây là một chương trình đầu tư nên ở các xã chưa quan tâm đến việc thực hiện các tiêu chí ngoài đầu tư, chưa chú trọng đến lập các dự án phát triển sản xuất, chưa chú trọng phát huy nội lực của địa phương, nhất là cộng đồng dân cư. Trong tổng số 867,8 tỷ đồng đã phân bổ nguồn vốn từ đầu năm đến nay chủ yếu tập trung để hỗ trợ các địa phương thực hiện xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, chi đầu tư giáo dục đào tạo, xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, công trình giao thông, khoa học công nghệ, hạ tầng thuỷ lợi, vùng nuôi thuỷ sản tập trung, chỉ có 65 tỷ đồng vốn sự nghiệp phát triển kinh tế, nhưng lại tập trung cho thực hiện công tác quy hoạch nông thôn mới. Với 137 công trình, dự án của các sở, ngành, địa phương phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư có tới 61 công trình đề nghị đầu tư cho lĩnh vực giao thông, 44 công trình thuỷ lợi, 24 công trình trường học và chỉ có 4 dự án đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất. Để xây dựng nông thôn mới thật sự hiệu quả và bền vững, cần xây dựng được những mô hình nông thôn mới, thống nhất cách hiểu về xây dựng nông thôn mới từ các cấp chính quyền tới từng hộ dân. Theo đó, nông dân phải là chủ thể của phong trào xây dựng nông thôn mới, phần lớn công việc phải do người dân thực hiện chứ Nhà nước không thể đầu tư toàn bộ. Thực tế cho thấy để xây dựng nông thôn mới thành công, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước phải huy động được nội lực của người dân. Huy động nội lực không nên chỉ hiểu đơn thuần là dân đóng góp vật chất, mà có thể thông qua nhiều hình thức như nông dân tham gia cải tạo nhà cửa, làm công trình vệ sinh hiện đại, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp… Đầu tư xây dựng nông thôn mới không nên chỉ thiên về xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, mà còn phải chăm lo dạy nghề để nông dân sản xuất hiệu quả, có năng suất cao, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần người dân… Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, bên cạnh tăng cường tuyên truyền để người dân và chính quyền cơ sở nhận thức đúng về chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới, để phong trào nhân rộng, ngay từ bây giờ các địa phương phải tập trung hoàn thành công tác quy hoạch. Quy hoạch phải đi trước một bước và chỉ khi quy hoạch xong mới đầu tư, xây dựng hạ tầng, tập trung triển khai các tiêu chí nông thôn mới, gắn cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với việc xây dựng nông thôn mới. Khánh An | | |