13:28 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia nhập WTO: Nông nghiệp thể hiện rõ vai trò trụ đỡ

Thứ hai - 04/11/2013 21:12
Sau 6 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu cũng như đón nhận cả những thách thức trong phát triển kinh tế. Có một điều đáng ngạc nhiên là, dù có xuất phát điểm thấp nhưng trong mọi hoàn cảnh khó khăn của quá trình hậu hội nhập, nông nghiệp vẫn thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, tấm đệm của nền kinh tế.
Gia nhập WTO: Nông nghiệp thể hiện rõ vai trò trụ đỡ

Gia nhập WTO: Nông nghiệp thể hiện rõ vai trò trụ đỡ

Khẳng định vai trò của nông nghiệp

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, từ khi gia nhập WTO đến nay, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản (NLTS) được khẳng định, trong vài năm gần đây, kim ngạch XK NLTS liên tục tăng ngay cả khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Theo đó, tổng kim ngạch XK NLTS năm 2012 đạt 27,5 tỷ USD; tăng 2,5 lần so với năm 2006 (đạt 10,6 tỷ USD). Việc mở cửa thị trường, cắt giảm các dòng thuế đã tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng NLTS của Việt Nam vươn xa trên thị trường thế giới, vươn lên đứng ở vị trí top đầu về sản lượng cũng như kim ngạch XK. 

Theo báo cáo, trong 6 năm qua, đã có 1.118 dòng thuế nông sản được cắt giảm theo cam kết WTO, từ mức thuế bình quân 23,5% vào thời điểm gia nhập xuống còn 20%. Được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cắt giảm thuế là những mặt hàng XK như càphê, gạo, hồ tiêu, điều, cao su, sản phẩm gỗ… Đối với lâm sản, đến nay đã hoàn tất cắt giảm thuế 69 mặt hàng, với mức cắt giảm thấp nhất là 10% và cao nhất 50%. Lộ trình phải điều chỉnh 159 dòng thuế thuộc 9 nhóm hàng thủy sản, từ mức thuế bình quân 32,2% trước thời điểm gia nhập WTO xuống còn 20,1% (giảm 12,1%). Đến nay, đã cắt giảm được 152 dòng thuế của thủy sản, chỉ còn 7 dòng phải cắt giảm vào năm 2014. 

Việt Nam cũng cam kết loại bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan, trừ biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu đối với 4 mặt hàng là đường, muối, trứng gia cầm và thuốc lá. Trong giai đoạn 1999-2005, Nhà nước dành tới 1.100 tỷ đồng để trợ cấp cho XK, với phương thức chủ yếu là hỗ trợ lãi suất cho các DN vay vốn XK NLTS. Thực hiện cam kết xóa bỏ trợ cấp, đến nay, các chính sách hỗ trợ XK chủ yếu tập trung vào hỗ trợ xúc tiến thương mại, hoặc hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ một số mặt hàng nông sản khi lâm vào tình trạng rớt giá. Các hình thức hỗ trợ này phù hợp và được WTO cho phép áp dụng. 

Sau 6 năm gia nhập WTO, nhiều ngành hàng nông sản đã chiếm lĩnh được thị phần lớn trên thế giới, điển hình như gạo XK của Việt Nam chiếm 19,75% thị phần thế giới; càphê 16,89%; hồ tiêu 16,26%; cao su 9,73%; chè 6,87%; thủy sản 6,1%, gỗ và các sản phẩm gỗ 3,26%... Tốc độ tăng trưởng giá trị XK của gạo, tiêu và chè lần lượt đạt 19,8%/năm, 23,9%/năm và 11%/năm trong giai đoạn 2007-2012; cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt 15,4%/năm, 15,4%/năm và 7,2%/năm trong giai đoạn 2001-2006. 

Cá tra là ngành hàng được đánh giá có nhiều thế mạnh. Gần 95% sản lượng cá tra sản xuất tại Việt Nam được XK, đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD/năm, chiếm 98% thị trường tiêu thụ cá tra toàn thế giới. Cá tra Việt Nam là mối lo ngại của các đối thủ cạnh tranh, bởi vậy Hoa Kỳ thường xuyên áp dụng mức thuế chống bán phá giá với các nhà XK cá tra của Việt Nam. Năm 2012, một số công ty XK của Việt Nam như Docifish, Godaco, An Phú bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 1,37 - 3,87 USD/kg.

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng gây tác động bất lợi đến một số ngành hàng, trong đó có mía đường. Trong tổng số 39 nhà máy đường đang hoạt động có 18 nhà máy dùng thiết bị Trung Quốc và 12 nhà máy sử dụng thiết bị của nhiều nước khác có mức độ áp dụng tự động hóa dây chuyền rất thấp. Vì vậy, đã đẩy giá thành sản phẩm đường lên cao nên khó cạnh tranh với đường nhập khẩu. Thực hiện cam kết cắt giảm thuế đối với đường nhập khẩu đã khiến đường ngoại tràn vào, chèn ép đường nội. Kim ngạch nhập khẩu đường của Việt Nam đã tăng rất nhanh, từ 4,3 triệu USD (năm 2000) lên gần 136 triệu USD (năm 2012), tốc độ tăng lên tới 33,3%/năm. Đó là chưa tính đến lượng đường nhập lậu vào Việt Nam lên đến 200.000 tấn/năm. 

Cần tối đa hóa lợi ích từ hội nhập

Trong số các ngành hàng chịu tác động từ gia nhập WTO, cá tra có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất. Sữa và mặt hàng đường nằm trong nhóm có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp nhất. Hai mặt hàng này không những không thể XK được mà còn bị hàng nhập khẩu chèn ép. Thế nhưng, có một nghịch lý là, ngành sản xuất, chế biến, XK cá tra gần như không đem lại lợi nhuận cho người sản xuất và chế biến do giá bán giảm sút, trong khi ngược lại lợi nhuận khá cao với sữa và mía đường. Thương lái thu mua sữa từ nông dân rồi bán cho nhà máy chế biến sữa đạt lợi nhuận 7%; giá bán sản phẩm sữa sau khi chế biến tăng 106% so với giá mua từ người thu gom. Lợi nhuận sản xuất đường ở Việt Nam tuy thấp so với tiêu chuẩn quốc tế nhưng cũng đạt mức 0,21 USD/kg. 

Từ thực tế này, TS.Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nhận xét: WTO đã thúc đẩy tạo việc làm và thu nhập cho nông dân, kết quả xóa đói giảm nghèo cũng tích cực. Tuy vậy, xét về thực lực của Việt Nam cũng như tiềm năng của quá trình hội nhập có thể nhận thấy, chúng ta chưa khai thác hết lợi thế do quá trình hội nhập đem lại. Kim ngạch XK NLTS tăng mạnh, nhưng khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng vẫn còn thấp. Thực hiện cam kết WTO, Việt Nam cũng phải cho phép các DN, cá nhân nước ngoài được quyền tham gia XK và nhập khẩu hàng hóa như DN, cá nhân trong nước. Nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt ở ngành hàng càphê, tiêu, các DN trong nước đã phải lao đao vì sự hoạt động của các DN nước ngoài trong việc thu mua, xuất khẩu nông sản. Việc thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu một số nông sản, thực phẩm, đặc biệt là thịt chế biến, bánh kẹo, thịt bò, thịt lợn, sữa và sản phẩm sữa… đã khiến sản xuất các ngành này điêu đứng.

Ông Sơn cho rằ­ng, sự thay đổi thể chế chưa thích ứng kịp với hội nhập, thiếu vắng những hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật, pháp lý để thực hiện hiệu quả. Do thiếu những giải pháp và chính sách quản lý rủi ro nên các biến động về giá đầu vào và đầu ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến người sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, lạm phát cao, tỷ giá hối đoái cao thời gian qua đã gây thiệt hại cho nông nghiệp. Dự báo, trong những năm tới, tác động của thuế quan tới ngành nông nghiệp sẽ ngày càng lớn, thâm hụt thương mại có nguy cơ gia tăng. Đến năm 2020, ngành nông nghiệp sẽ vẫn xuất siêu, nhưng tỷ lệ xuất siêu sẽ thấp hơn. Ngành nông nghiệp đang đòi hỏi phải có chủ trương, chính sách đúng đắn để tối đa hóa lợi ích của hội nhập, giảm thiểu những tác động bất lợi. Đã đến lúc phải tiến hành tái cơ cấu từ bên trong, phát triển thị trường nội địa lẫn XK, kiên quyết hướng vào các ngành hàng có lợi thế để dồn tài nguyên và đầu tư vào đó. 
 

 

“Quá trình hội nhập vừa qua phát huy thế mạnh không ngờ của nông nghiệp, dù có xuất phát điểm thấp, và trong quá trình thực hiện cam kết, các nước cũng rất e ngại cho ngành nông nghiệp, nhưng chúng ta vẫn vươn lên, giữ vị trí cao trong XK, thậm chí XK tốt ngay cả khi kinh tế thế giới khó khăn và các ngành khác đều thâm hụt. 

Mặc dù vậy, không có nghĩa chúng ta làm tốt tất cả, nông dân của chúng ta sản xuất rất giỏi nhưng không bán được hàng; trong khi đó, Nhà nước, ngành chức năng mới chỉ hỗ trợ nhiều cho sản xuất mà chưa hỗ trợ cho bảo quản, chế biến, tiêu thụ, dẫn đến tình trạng, nông dân trông vào thương lái, doanh nghiệp bơ vơ, quay lại “đá” nhau. 

Điều đó đã thể hiện thực trạng quá trình thay đổi chính sách chưa theo kịp thực tiễn và hội nhập. Lẽ ra, việc sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu phải làm trước rồi mới tính đến hội nhập nhưng dù muộn còn hơn không, việc tái cơ cấu trong nội tại các ngành đang là đòi hỏi cấp thiết”. 

TS.Đặng Kim Sơn

Theo Dân Việt

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1008845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72691554