01:57 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người Mông ở Bảo Lâm làm giàu từ nuôi bò

Thứ năm - 19/03/2020 01:27
Từ nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là người Mông ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã xác định chăn nuôi bò hướng đi chính để xóa đói, giảm nghèo.

Là một trong những hộ dân đi đầu trong chăn nuôi bò, mỗi năm gia đình ông Lý Văn Tu, xóm Nặm Moòng, xã Quảng Lâm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi bò vỗ béo.

Ông Tu chia sẻ: Với người Mông, con bò là vật nuôi thân thiết nhất. Trước đây, nhà tôi chỉ có từ 1 - 2 con phục vụ cày cấy. Vài năm gần đây, được cán bộ xã tuyên truyền phát triển chăn nuôi bò, hướng dẫn vay vốn mua bò giống sinh sản, trồng cỏ voi, học cách ủ thức ăn chua cho bò, nên gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi hơn 30 con bò. Biết kỹ thuật chăm sóc bò nên đàn bò phát triển tốt, đem lại thu nhập ổn định.

Người dân thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm phát triển chăn nuôi bò. Ảnh: Kông Hải.

Người dân thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm phát triển chăn nuôi bò. Ảnh: Kông Hải.

 

Còn anh Hoàng Chống Sinh, xóm Mạy Rại được biết đến là một trong những thợ nuôi bò thịt, bò chọi có tiếng ở khu vực thị trấn Pác Mjầu. Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò nên không đạt hiệu quả.

Thấy nhu cầu về thịt bò trên thị trường ngày càng tăng trong khi nguồn cung cấp hạn chế, anh Sinh chuyển hướng từ chăn nuôi bò sinh sản sang nuôi bò vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt, áp dụng kỹ thuật mới, cải tạo chuồng trại. Hiện nay, gia đình anh duy trì hơn 20 con bò vỗ béo trong chuồng, anh Sinh cho biết thêm.

Nuôi bò vỗ béo giảm được chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường, cho lợi nhuận kinh tế cao. Người dân thường tìm mua những con bò gầy, bò hết khả năng cày kéo về nuôi nhốt, vỗ béo khoảng 2 - 3 tháng để bán ra thị trường, mỗi con lãi từ 5 - 7 triệu đồng.

Để phát triển chăn nuôi gia súc tương xứng với tiềm năng của huyện, những năm qua, huyện Bảo Lâm đẩy mạnh hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thông qua Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ, Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người để hỗ trợ giống cỏ, bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo; làm chuồng trại; tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc; tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.

Chợ bò Nà Tốm, xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm là nơi mua bán các loại bò thịt, bò sinh sản. Ảnh: Kông Hải.

Chợ bò Nà Tốm, xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm là nơi mua bán các loại bò thịt, bò sinh sản. Ảnh: Kông Hải.

 

Hiện, toàn huyện duy trì diện tích trồng cỏ voi trên 700 ha với các giống VA05, VA06 phục vụ phát triển chăn nuôi. Năm 2019, từ nguồn vốn các chương trình, dự án, huyện hỗ trợ trên 2,4 tỷ đồng cho các hộ nghèo 242 con bò cái sinh sản, giúp 304 hộ di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Đến nay, toàn huyện có 14/14 xã, thị trấn phát triển chăn nuôi bò, tổng đàn bò hơn 33.000 con. Nhiều xã trên địa bàn huyện có phong trào phát triển chăn nuôi bò như: Thạch Lâm, Mông Ân, Đức Hạnh, Lý Bôn... Hằng năm, huyện Bảo Lâm bán ra thị trường hơn 3.000 con bò, sản lượng thịt hơi đạt khoảng 1.000 tấn, trị giá khoảng 100 tỷ đồng.

Theo ông Ban Thanh Tùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm: So với các địa phương khác trong toàn tỉnh, huyện Bảo Lâm có tiềm năng, lợi thế về phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là phát triển chăn nuôi bò hàng hóa. Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng số lượng đàn bò để nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Theo Kông Hải/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281


Hôm nayHôm nay : 31088

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 294651

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73341622