Trong đó, thí điểm 5 mô hình đào tạo 190 học viên, gồm các mô hình nghề: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sắn sau thu hoạch ở xã Nghĩa Lâm (huyện Tư Nghĩa); chăn nuôi gia cầm xã Hành Minh (huyện Nghĩa Hành); trồng lúa năng suất cao ở huyện Mộ Đức; nghề máy trưởng tàu cá ở vùng biển huyện Bình Sơn... Riêng trong năm 2012, đã đào tạo cho khoảng 3.888 người với các nghề chăn nuôi, trồng nấm... Nhìn chung, sau khi được đào tạo, các học viện đã tự tổ chức trang trại chăn nuôi gà, heo, vịt, trồng nấm... hiệu quả.
Học viên thực hành chăm sóc hoa, cây cảnh ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi)
Tại Kiên Giang, ông Lê Văn Thi - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, qua 3 năm (2010 - 2012) triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, toàn tỉnh đã có 37.685 người được đào tạo nghề. Các nghề được theo học nhiều như đan lát (đan dây nhựa. lục bình), trồng nấm, nuôi trồng thủy sản, nuôi động vật hoang dã (rùa, rắn, kỳ đà…). Tỷ lệ LĐNT có việc làm sau khi được đào tạo nghề tăng lên hàng năm (năm 2010 là 70%, 2011 là 77%, năm 2012 là 80%), trong đó có 282 người đi xuất khẩu lao động, còn lại làm việc tại khu công nghiệp, các trang trại, DN nuôi trồng thủy sản và tự tạo việc làm… với thu nhập bình quân từ 1,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Tỷ lệ chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghệp sau học nghề đạt khoảng 14,7%; số lao động sau học nghề thành lập tổ hợp tác, HTX, DN là 93 người; số hộ gia đình thoát nghèo sau học nghề là 967 hộ; số hộ gia đình có người tham gia học nghề có việc làm trở thành hộ khá là 1.599 hộ.
Từ nay đến năm 2015, Kiên Giang tiếp tục đẩy mạnh tổ chức đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp trở lên nhằm nâng cao chất lượng và kỹ năng nghề cho người lao động, bình quân mỗi năm dạy nghề cho 10.000 người, trong đó lĩnh vực nghề phi nghiệp chiếm trên 53%.
HẢI YẾN - Đ.T.CHÁNH
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn