10:49 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tân Sơn nỗ lực giảm nghèo

Chủ nhật - 02/11/2014 20:53
Tân Sơn (Trà Cú – Trà Vinh) là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm hơn 65%) là 1 trong 17 xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của Trà Vinh. Nếu như đầu năm 2011, Tân Sơn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Trà Cú, chiếm hơn 32% nhưng với quyết tâm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của Đảng bộ và chính quyền cùng với sự tự lực vươn lên của các hộ nghèo, chỉ sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16%.
 
Thời gian qua, công tác giảm nghèo được Tân Sơn đặc biệt quan tâm; từng thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM được phân công cụ thể, trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác xoá nghèo địa bàn các ấp. Các đoàn thể Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… xây dựng kế hoạch xoá nghèo phù hợp cho từng đối tượng. Ông Nguyễn Văn Cảnh – Chủ tịch UBND Tân Sơn phấn khởi cho biết: Đạt được kết quả này, là nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng và Nhà nước giúp các đối tượng thuộc diện hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đầu tư hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ 108 hộ nghèo mua đất sản xuất và đất ở; hỗ trợ gần 430 triệu đồng cho 143 hộ nghèo chuyển đổi nghề; đầu tư 1,3 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở 156 hộ nghèo…Hơn nữa, ý thức tiết kiệm, sự cần cù chịu khó, tự vươn lên của các đối tượng thuộc diện hộ nghèo có vai trò rất lớn trong công tác giảm nghèo ở Tân Sơn.
 
Bên cạnh đó, Tân Sơn thực hiện bố trí chuyển đổi quy hoạch cây trồng, vật nuôi, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đến thăm vùng sản xuất lúa giống ấp Leng trên những ruộng lúa đang khoe sắc trong nắng sớm, báo hiệu một vụ mùa thắng lợi lớn. Ông Mã Thái Hùng - một nông dân sản xuất lúa giống nhiều năm qua của ấp cho biết: Từ khi có tổ sản xuất lúa giống, nông dân tụi tôi phấn khởi lắm, sản phẩm làm ra không đủ tiêu thụ, lợi nhuận cao hơn nhiều so với làm lúa thương phẩm. Một năm chỉ sản xuất hai vụ thôi, như gia đình tôi với 2 ha lúa giống, thu bình quân 10 tấn/ha, với giá bán từ 6.300 – 6.500đ/kg gia đình có thu nhập từ 63 – 65 triệu đồng/ha, trừ chi phí thực lãi cũng từ 40 triệu đồng/ha. Không riêng gì hộ ông Hùng, hiện nay ấp Ông Rùm có hơn 30 hộ tự nguyện thành lập tổ liên kết sản xuất, trong đó liên kết về giống, vốn, lịch thời vụ và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm làm ra, góp phần tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Đây chính là một trong những tiêu chí của công tác xây dựng NTM.
Phương Nghi 
Nguồn daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tỷ lệ, hộ nghèo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 221

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 56164

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 110700

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60432657