16:16 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Về Tân Thanh, say hương đất, tình người

Thứ ba - 21/10/2014 22:18
Tân Thanh là xã vùng kinh tế mới của huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Với tổng diện tích đất tự nhiên 13.026ha, Tân Thanh có diện tích lớn thứ hai của huyện, chỉ đứng sau xã Phú Sơn. Cộng đồng dân cư đến từ nhiều nơi khác nhau, trong đó đồng bào gốc Tây Nguyên sống ở 4 thôn, chiếm 1/4 dân số toàn xã.


Nhà văn hóa xã Tân Thanh.

So với 5 xã khác của khu vực Tân Hà - Lán Tranh thì Tân Thanh có nhiều tiềm năng hơn, với diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp lớn, độ phì nhiêu cao, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhân dân cần cù, lãnh đạo Đảng, chính quyền đoàn kết, có năng lực... Đó là điều kiện để xây dựng Tân Thanh thành địa phương giàu mạnh về kinh tế, vững vàng về an ninh quốc phòng.

Về Tân Thanh hôm nay, chúng tôi vững tin về xã nông thôn mới trong tương lai gần, bởi đội ngũ cán bộ nơi đây rất tâm huyết với chương trình. Từ đồng chí Bí thư Đảng ủy kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Trần Quang Thân đến đồng chí Đoàn Văn Trung, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã và các đồng chí Võ Cao Cường, Võ Xuân Hướng, Nguyễn Hải Quân... Tất cả đều nói về công cuộc xây dựng nông thôn mới với niềm đam mê cháy bỏng.

Có được vị thế như hôm nay, Tân Thanh đã trải qua một thời kỳ thành lập đầy gian nan, vất vả. Tân Thanh được thành lập ngày 24/10/1987, có tên xã, con dấu nhưng chưa đủ số dân, chưa có cán bộ lãnh đạo. Mọi hoạt động hành chính đều trực thuộc xã Hoài Đức, mãi đến ngày 1/1/1992, xã mới chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Trong thời gian này, Tân Thanh có lúc rơi vào tình thế khó khăn, bọn lâm tặc, tội phạm lộng hành, cánh nhà báo phải can đảm lắm mới “dám” đến địa phương này vào thời kỳ đó bởi công an xã cũng từng bị bọn chúng đánh, rồi nạn Fulrô, thổ phỉ, sốt rét rừng, vắt, muỗi, mòng,... Tất cả như thử thách lòng can đảm của những chàng trai, cô gái đất Hà Thành vào Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới. Vậy mà chốn rừng thiêng, nước độc này đã được chinh phục bởi những người đi khai sơn, phá thạch.


Cảnh đẹp thoát tục của thiên nhiên Tân Thanh.

Hiện Tân Thanh có những cây trồng chủ lực như càphê, dâu tằm tơ trên đất đồi, lúa nước ở những ruộng trũng nước. Trong tương lai, Tân Thanh có những dự án kêu gọi đầu tư vào ươm kén tằm, chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, dự án đầu tư cho du lịch sinh thái, bởi xã đang sở hữu 2 thác nước rất đẹp là Liêng Bô Rô trên dòng suối Đa Sê Đăng và đặc biệt là thác Liêng Chi Nha (còn gọi là thác bụi), một trong những dòng thác hùng vĩ bậc nhất trong 7 kỳ quan của tỉnh Lâm Đồng. Cùng với những kiến giải huyền bí của nó từ thuở hồng hoang, thác Liêng Chi Nha được kỳ vọng sẽ là điểm thu hút du khách trong tương lai nếu biết khai thác tốt và gìn giữ cảnh quan môi trường như vốn dĩ nó đã có từ hàng ngàn năm nay.

Về kinh tế rừng, Tân Thanh còn nhiều rừng vào loại bậc nhất của huyện Lâm Hà. Hiện diện tích rừng tự nhiên là 8.372,95ha; rừng sản xuất, rừng phòng hộ 298ha; rừng trồng 101ha. Theo anh Đoàn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã, hiện xã đã vận động nhân dân, mời gọi đầu tư để trồng rừng với các giống gỗ quý như cây sao, mùn. Hiện, trong rừng còn nhiều loại gỗ quý như: gõ, cẩm lai, giáng hương, dổi, sao, tùng và các loại cây làm nguyên liệu như bời lời, tre, nứa, lồ ô, song mây, các loại dược liệu quý với dược tính cao như sâm bố chính, sâm xích long, sâm cau, sâm chân rết, sa nhân, đỗ trọng, hà thủ ô, ngũ gia bì,...


Mô hình trang trại vừa chăn nuôi, vừa làm du lịch ở Tân Thanh.
 
Rừng Tân Thanh còn có nhiều loài thú quý hiếm như: hổ, báo, gấu, nai, hoẵng, nhím, heo rừng, cheo, kỳ đà, trăn, khỉ, vượn, hươu sao; các loài chim quý như công, đại bàng đất, vẹt,... Các loại gỗ quý và thú quý hiếm ngày càng bị cạn kiệt dần do nạn lâm tặc và săn bắn trái phép, hướng tích cực nhất là giữ diện tích rừng hiện có và trồng thêm cũng như thành lập các trang trại nuôi thú hoang dã, vừa bảo vệ được nguồn gen, vừa phát triển du lịch sinh thái.

Những tháng cuối năm này, Tân Thanh cố gắng hoàn thành các tiêu chí đã đề ra là hoàn thành tiêu chí số 7 - xây dựng chợ tổng hợp, tiêu chí số 13 - hình thức tổ chức sản xuất, tiêu chí thứ 15 - y tế, tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị - xã hội.

Rời Tân Thanh trong buổi chiều đầu thu thật lãng mạn, Tân Thanh vào chiều thật đẹp; đẹp từng áng mây trôi, đẹp từng cành cây, ngọn cỏ, đẹp cả tấm lòng với người dân nơi đây. Một ngày không xa nữa, con đường tỉnh lộ nối Đà Lạt, chạy qua Tân Thanh, thông với huyện Di Linh do Công ty 515 thi công hoàn thành, Tân Thanh hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn của những nhà đầu tư tâm huyết, nơi dừng chân của du khách xa gần.
 
 Huỳnh Ngọc Yên
nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 186734

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60508691