13:43 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Liên: Thay đổi từ nhận thức

Chủ nhật - 17/03/2013 20:46
Chúng tôi đến Đồng Liên (Phú Bình) vào một ngày cuối năm, con đường lầy lội xưa kia đã được đổ bê tông uốn lượn qua các ngõ xóm; trên cánh đồng màu xanh của ngô, khoai xen lẫn sắc màu rực rỡ của hoa ly, hoa cúc…

 

 

Với 600 gốc hoa ly và 1,5 vạn cây cúc, gia đình anh Lê Minh An, xóm Xuân Đám, xã Đồng Liên đang thực hiện đúng các quy trình chăm sóc để hoa cho thu hoạch đúng vào dịp Tết. 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Tư, Chủ tịch UBND xã Đồng Liên cho biết: Đồng liên là xã nông nghiệp có diện tích 886ha, dân số trên 4.585 người, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp… Để xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã đã xác định đầu tiên phải làm thay đổi nhận thức của người dân, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Đảng ủy xã đã ra Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện XDNTM, lấy nòng cốt là các chi bộ để tuyên truyền cho người dân hiểu chính họ là chủ thể và cũng là người được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình này. Với thế mạnh là địa phương năm giáp ranh T.P Thái Nguyên - một thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất rộng lớn, xã đã xây dựng Đề án phát triển sản xuất giai đoạn 2011-2015, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. Song song với phát triển kinh tế là công tác huy động nguồn lực trong dân để xây dựng các công trình giao thông, trong đó dành ưu tiên để phát triển mạng lưới giao thông liên thôn, xóm.

Với cách làm trên, trong 2 năm 2010 và 2012, xã Đồng Liên đã huy động nhân dân đóng góp 5,4 tỷ đồng, hiến trên 21 nghìn m2 đất, 1.200m tường rào và hàng nghìn ngày công để san lấp, giải phóng mặt bằng làm đường. Cụ thể, trong 2 năm, xã đã làm được 8,3 km đường giao thông (đạt 57,2%) với tổng giá trị xây dựng trên 33 tỷ đồng; cứng hóa 0,9km kênh mương nội đồng với tổng giá trị xây dựng 1,5 tỷ đồng; cứng hóa các tuyến đường vào cổng trường của 3 cấp học (Tiểu học, THCS và Mầm non) với tổng trị giá 600 triệu đồng. 10/10 xóm đã tiến hành xong công tác giải tỏa mặt bằng các tuyến liên thôn, xóm, đường trục chính với tổng chiều dài 28,7km. Để tìm hiểu thực tế, chúng tôi đến xóm Đồng Tân nơi con đường liên thôn dài 1km nối với xóm Đồng Ao đang được nhân dân đổ bê tông. Ông Phạm Tiến Phú người được xóm cử giám sát công trình cho biết: Xóm chúng tôi có 154 hộ với 600 nhân khẩu, đầu năm nay, nhân dân trong xóm đã đóng mỗi người 300 nghìn đồng để bê tông 300m đường nội đồng. Khi đường làm xong việc vận chuyển nông sản rất thuận lợi bà con ai cũng phấn khởi và đã hiểu làm đường là cho mình đi, mình hưởng lợi nên khi làm tuyến đường liên thôn này, việc hiến đất, góp tiền, ngày công lao động các hộ đều rất nhiệt tình.
 
Khi hạ tầng giao thông được đầu tư, việc đi lại, giao thương buôn bán của bà con thuận lợi hơn. Anh Nguyễn Văn Kiệm xóm Đồng ao chia sẻ: Gia đình tôi có 4 nghìn m2 đất nhưng lại là đất đồi chỉ trồng được cây vải nhưng giá trị kinh tế lại không cao nên năm 2011, tôi mạnh dạn đầu tư chăn nuôi gà thả vườn quy mô 1.000 - 2.000 con. Với 135 ngày/lứa, trung bình một năm tôi bán được gần 5 tấn gà, trừ chi phí thu lãi trên 100 triệu đồng. Cùng với nuôi gà, năm 2012, tôi vừa đầu tư trang trại lợn quy mô trên 50 con với tổng mức đầu tư gần 200 triệu đồng, hiện nay, lứa lớn đầu chuẩn bị được xuất bán. Thấy nhà tôi chăn nuôi hiệu quả nhiều hộ trong xóm cũng đến học hỏi, tôi đã hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho gà và kinh nghiệm chăn nuôi mà tôi tích lũy được. Nuôi gà thả vườn có ưu điểm là tận dụng được vườn cây ăn quả, giá bán cao hơn gà Mía từ 20-30 nghìn đồng/kg, trong khi giá giống và lượng cám chăn như nhau. Hiện nay, giao thông đi lại thuận tiện, tư thương vào tận nhà mua nên chúng tôi không phải lo về đầu ra. 
 
Để giúp người dân mạnh dạn phát triển chăn nuôi trên quy mô lớn, 2 năm qua, bằng các nguồn vốn từ các chương trình, xã đã hỗ trợ 50 triệu đồng cho 4 mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại các thôn Đồng Ao, Đồng Cão, Đồng Vạn mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó tạo cho người dân tư duy phát triển chăn nuôi quy mô lớn theo hướng hàng hóa. Năm 2011, tổng đàn gà toàn xã là 60 nghìn con thì năm 2012 là 76 nghìn con (tăng 26%). Đàn lợn cũng tăng từ 8,5 nghìn con (năm 2011) lên 9,3 nghìn con... 
 
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, xã xác định việc chuyển đổi cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng, với 180 ha đất nông nghiệp, trong đó có 127 ha đất lúa 2 vụ xã đã vận động bà con đưa lúa lai vào gieo cấy, năm 2012, tổng diện tích lúa lai chiếm 20%, xã phấn đầu năm 2013, tăng diện tích lúa lai lên 40%. Đối với các chân ruộng màu và các soi bãi gần sông Cầu, khuyến khích bà con đưa giống ngô nếp lai, bí siêu ngọn, táo Xuân 21 vào trồng. Năm 2010, xã đã vận động 10 hộ dân thực hiện mô hình trồng hoa trên diện tích 0,5ha, qua đó cho thấy trồng hoa cho thu nhập cao gấp 3 lần các cây trồng khác, vì vậy năm 2011, nhân dân đã phát triển diện tích trồng hoa lên 1,5ha và năm 2012 là 2,5 ha. 
 
Với cách làm năng động, sáng tạo sau 2 năm thực hiện XDNTM, Đồng Liên đã đạt được 11/19 tiêu chí, trong đó riêng năm 2012, xã đạt được 5 tiêu chí. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên, nếu như năm 2010, thu nhập bình quân đạt 9 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2012 đạt 15,4 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,7% (năm 2010) xuống còn 8,7% (năm 2012), chất lượng giáo dục, y tế từng bước nâng lên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư khẳng định: “Cái được lớn nhất đó là người dân đã hiểu vai trò của mình trong công cuộc XDNTM và chuyển nhận thức đó thành những hành động cụ thể. Xã đã được UBND huyện phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó lấy phát triển sản xuất là trọng tâm, đồng thời là nguồn lực chính để xây dựng Nông thôn mới phát triển bền vững. Với sự đồng thuận vào cuộc mạnh mẽ như hiện nay của người dân, chúng tôi đang phấn đấu sẽ hoàn thành kế hoạch của tỉnh trở thành xã NTM vào năm 2015.”
 

Theo Thainguyen Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 356

Máy chủ tìm kiếm : 55

Khách viếng thăm : 301


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1064983

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71292298