23:00 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thí điểm bảo hiểm chăn nuôi: Chưa thu hút người chăn nuôi

Chủ nhật - 17/03/2013 22:49
Việc thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ người chăn nuôi bù đắp thiệt hại do hậu quả thiên tai, dịch bệnh gây ra cho vật nuôi, góp phần bảo đảm an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy vậy, hoạt động thí điểm BHCN ở tỉnh ta hiện chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa thu hút người chăn nuôi.
Tham gia BHCN, người chăn nuôi sẽ được bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Tham gia BHCN, người chăn nuôi sẽ được bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Người chăn nuôi chưa “mặn mà”
Thí điểm BHCN giai đoạn 2011-2013 được triển khai tại 20 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, tỉnh ta được Bộ NN-PTNT chọn thực hiện thí điểm bảo hiểm heo thịt, heo nái, heo đực giống; bò thịt, bò cày kéo, bò sinh sản và bò sữa. Nhằm thực hiện có hiệu quả thí điểm BHCN, thời gian qua tỉnh ta đã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ), tổ công tác thực hiện. BCĐ của tỉnh cũng đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, thống nhất lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN.
Các địa phương thực hiện thí điểm BHCN cũng đã thành lập BCĐ, tổ công tác. Công ty Bảo Minh Bình Định (BMBĐ - đơn vị thực hiện BHCN) đã tuyển chọn đại lý tại các địa phương để ký hợp đồng và cấp giấy chứng nhận BHCN cho người chăn nuôi. Thực tế cho thấy, tỉnh ta đã tổ chức triển khai thí điểm BHCN một cách bài bản, đúng quy định của Trung ương. Tuy vậy, kết quả thí điểm BHCN lại không như mong muốn.
Theo số liệu thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, tại 9 xã thực hiện thí điểm nói trên, có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia BHCN, với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, heo đực giống và 66.592 con heo thịt. Số hộ và lượng gia súc thuộc diện được tham gia BHCN rất nhiều, nhưng đến nay mới chỉ có 3.571 hộ dân (với 22.374 con gia súc) đã ký hợp đồng và được Công ty BMBĐ cấp giấy chứng nhận BHCN. Trong đó, huyện Hoài Nhơn có 2.214 hộ tham gia BHCN, Tây Sơn 1.126 hộ, An Nhơn 231 hộ. Tổng trị giá bảo hiểm trên 105,8 tỉ đồng, tổng phí bảo hiểm trên 3,8 tỉ đồng.
Điều đáng nói là số hộ tham gia BHCN chủ yếu là hộ nghèo (đối tượng được Nhà nước hỗ trợ 100%), còn đối tượng cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 90% phí bảo hiểm và các đối tượng khác (được Nhà nước hỗ trợ 60% phí bảo hiểm)  rất ít tham gia, chứng tỏ hoạt động thí điểm BHCN còn gặp nhiều khó khăn và chính sách BHCN chưa thu hút sự quan tâm của người chăn nuôi.
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, do cơ chế chính sách ban hành BHCN chưa thực sự hoàn chỉnh, nên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tiếp tục phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần. Bởi vậy, ngành chức năng, chính quyền các địa phương và Công ty BMBĐ đã gặp nhiều khó khăn khi triển khai nhiệm vụ. Mặt khác, phạm vi, đối tượng và địa bàn BHCN khá rộng, trong khi đó công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách, lợi ích khi tham gia BHCN còn hạn chế; việc vận động tham gia BHCN còn yếu nên người dân chưa hiểu hoặc hiểu không đầy đủ về chính sách BHCN. Hơn nữa, thời gian qua, người chăn nuôi gặp khó khăn khi giá thức ăn tăng cao, nhưng giá sản phẩm chăn nuôi thấp, trong tình cảnh đó, họ không muốn bỏ thêm tiền để mua BHCN”.
Tăng cường triển khai thực hiện thí điểm BHCN
Theo chủ trương của Bộ NN-PTNT và kế hoạch của tỉnh, năm 2013 tỉnh ta tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác thí điểm BHCN tại 9 xã điểm. Trong đó chú trọng đến việc bổ sung, kiện toàn BCĐ thí điểm BHCN cấp huyện, tổ công tác cấp xã, đồng thời điều tra, thống kê từng đối tượng hộ gia đình, số lượng từng đối tượng vật nuôi tại các xã tham gia thí điểm BHCN. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực BHCN; kiểm tra, giám sát việc thực hiện BHCN.
Ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh, cho biết: “Việc thí điểm BHCN trong thời gian tới sẽ thuận lợi hơn khi Trung ương đã điều chỉnh, bổ sung nhiều tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tham gia BHCN. Cụ thể, trước đây Trung ương quy định vật nuôi bị chết do bão lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại được chi trả bồi thường. Còn nay, ngoài các điều kiện nói trên, nếu vật nuôi bị chết do sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần, giông, lốc xoáy cũng được đền bù. Đối với dịch bệnh, ngoài dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn trâu, bò và dịch bệnh LMLM, bệnh tai xanh trên đàn heo như đã quy định, Trung ương bổ sung thêm một số bệnh khác được bảo hiểm, như: bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán ở trâu, bò; bệnh đóng dấu, phó thương hàn, dịch tả ở heo. Về thẩm quyền công bố thiên tai, dịch bệnh, Trung ương quy định đối với những trường hợp dịch bệnh xảy ra chưa đủ điều kiện công bố dịch theo quy định thì UBND cấp huyện xác nhận dịch bệnh trên cơ sở kết quả kiểm tra, thẩm định của các cơ quan chuyên môn làm căn cứ giải quyết quyền lợi cho người tham gia thí điểm BHCN được thuận lợi, nhanh chóng”.
Cũng theo ông Đào Văn Hùng, để việc thí điểm BHCN đạt hiệu quả, ngành chức năng, chính quyền và các hội - đoàn thể ở các huyện, xã được chọn tham gia thí điểm BHCN phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản mới hướng dẫn thi hành QĐ315/QĐ-TTg cho người chăn nuôi. Công ty BMBĐ cần chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương linh động vận dụng các quy định liên quan của các Bộ, ngành Trung ương vào thực tế đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, cần theo dõi xác nhận dịch bệnh, đánh giá rủi ro và chi trả bồi thường đúng quy định, kịp thời, nhằm đảm bảo lợi ích cho người chăn nuôi tham gia bảo hiểm.
PHẠM TIẾN SỸ
baobinhdinh.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1180330

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72863039